THỨ BẢY 19/10/2024 SÕ 293 0977.456.112 Công nhân sản xuất trong nhà máy ở Bình Dương ẢNH: HƯƠNG CHI Sở GTVT nói gì về trách nhiệm quản lý? TRANG 3 Tình cảm Việt-Lào có một không hai trên thế giới KẾT NỐI VÙNG MIỀN, TĂNG ĐÃI NGỘ Đà Nẵng: “Đỏ mắt” tìm lao động Cách Bắc Giang đáp ứng đủ nhân lực cho sản xuất TRANG 4+5 TRANG 6+7 TRANG 14 TRANG 12 TRANG 10 TRANG 8+9 TRANG 15 ỨNG PHÓ TRIỀU CƯỜNG KẾT HỢP MƯA LỚN VUN ĐẮP MỐI QUAN HỆ NGÀY CÀNG BỀN VỮNG Thu phí cao tÕc đầu tư từ ngân sách tới đây ra sao? Tai họa rình rập Đầu tư nhiều công trình mang dấu ấn Việt Nam Sự kiện bước ngoặt mở lÕi thoát cho Israel THUÊ XE HOÁN CẢI CHỞ HỌC SINH: TP HỒ CHÍ MINH: Chủ tịch QuÕc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith ẢNH: TTXVN DOANH NGHIỆP THU HÚT LAO ĐỘNG CUỐI NĂM: Hỏi, đáp về dịch chuyển lao động CHUYỆN HÔM NAY XEM TIẾP TRANG 5 n ĐẠI DƯƠNG Chị Kiều vốn là công nhân may cho một doanh nghiệp tại Thủ Đức và chồng là tài xế. Cả hai từ Đức Phổ (Quảng Ngãi) vào TPHCM sinh sống khi còn thanh niên. GẶP GỠ HỮU NGHỊ THANH NIÊN VIỆT NAM- TRUNG QUỐC LẦN THỨ 23:
2 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 19/10/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : LEÂ HUY n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA CẬN Gỡ vướng cho các dự án tại ba tỉnh, thành Ngày 18/10, Văn phòng Quốc hội thông tin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Qua đó sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 dự thảo Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành nghị quyết, giao ông Trần Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Giang phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Giang cho đến khi kiện toàn chức danh Trưởng Đoàn. THÀNH NAM Khởi công xây dựng cầu Phong Châu trong tháng 12 Sáng 18/10, chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai dự án xây dựng cầu Phong Châu mới của tỉnh Phú Thọ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để đáp ứng tiến độ kịp thời nhất, thời gian ngắn nhất, cơ chế, chính sách phù hợp nhất, các cơ quan đã thống nhất để Bộ GTVT là cơ quan chủ quản đầu tư. Để hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thống nhất áp dụng các cơ chế, quy định hiện hành trong tình huống xây dựng công trình khẩn cấp để hoàn thành công tác điều tra, khảo sát, thiết kế, phê duyệt quyết định đầu tư, áp dụng cơ chế đặc thù trong lựa chọn nhà thầu và khởi công dự án trong tháng 12/2024. Bộ GTVT, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các nhà thầu phải hoàn thành thi công móng cầu trước tháng 4/2025, trước khi mùa mưa bão bắt đầu, sau đó tiến hành các hạng mục công trình khác để hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025. Trước đó, vào ngày 9/9 vừa qua, do ảnh bởi mưa lũ nên cầu Phong Châu bị sập nhịp, khiến nhiều phương tiện và người bị rơi xuống sông Hồng. Lực lượng quân đội sau đó đã sử dụng phà, cầu phao tạm phục vụ người dân đi lại. VĂN KIÊN TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ TỔ CHỨC PHỤC VỤ ĐẠI HỘI XIV CỦA ĐẢNG Chiều 18/10, tại Trụ sở Trung ương (T.Ư) Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng đã họp phiên thứ hai dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường - Trưởng Tiểu ban. Hội nghị đã nghe và thảo luận về: Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức phục vụ Đại hội XIV và Kết luận của Trưởng Tiểu ban về việc phân công nhiệm vụ tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng tại phiên họp thứ nhất; Dự thảo Tờ trình Ban Bí thư về việc xin ý kiến một số vấn đề về tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng như: Địa điểm tổ chức Đại hội, khách mời, nơi ăn nghỉ của đại biểu, dự toán kinh phí tổ chức phục vụ Đại hội... Kết luận phiên họp, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường - Trưởng Tiểu ban đánh giá cao Bộ phận Thường trực và Tổ Giúp việc Tiểu ban, Văn phòng T.Ư Đảng và các cơ quan có liên quan trong thời gian qua đã chủ động xây dựng kế hoạch, tích cực điều phối các công việc chuẩn bị tổ chức phục vụ Đại hội, bám sát tinh thần và kết luận tại phiên họp thứ nhất của Tiểu ban. Về cơ bản, công tác chuẩn bị được triển khai theo đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu. Thường trực Ban Bí thư lưu ý, thời gian từ nay đến Đại hội không còn dài, nhiều công việc phải triển khai ngay từ bây giờ. Trưởng Tiểu ban yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động, tích cực; tiếp tục rà soát, triển khai các nhiệm vụ được phân công chủ trì hoặc phối hợp thực hiện, tránh để sót việc, chậm việc; công tác tổ chức phục vụ Đại hội phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chu đáo, tiết kiệm, đổi mới, sáng tạo, an toàn tuyệt đối... TRƯỜNG PHONG - TTXVN Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 Chiều 18/10, Bộ GD&ĐT bất ngờ công bố đề minh họa tất cả các môn thi Tốt nghiệp THPT năm 2025. So với những năm trước, đề minh họa kỳ thi năm nay được công bố sớm hơn 5 tháng. Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi Tốt nghiệp THPT được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Phương án thi năm nay cũng khác biệt so với những năm trước, đó là thí sinh sẽ chỉ thi 4 môn, trong đó Toán, Ngữ văn bắt buộc và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại trong chương trình lớp 12. Việc Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa 2025 trước 5 tháng, giúp các nhà trường, giáo viên và học sinh sớm chủ động trong quá trình dạy học và có kế hoạch ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Theo Bộ GD&ĐT, đề tham khảo các môn thi bảo đảm đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ công bố trước đó đồng thời bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Bộ GD&ĐT cũng xác định, kỳ thi năm nay có nhiều đổi mới nên các phần việc cần được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Bộ GD&ĐT cũng đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng đề thi tham khảo và triển khai các bước thực hiện xây dựng đề trên tinh thần khoa học, chặt chẽ và trách nhiệm. HÀ LINH Thường trực Ban Bí thư Lương Cường kết luận phiên họp ẢNH: TTXVN Gặp gỡ, giao lưu với những “ngưåi tÙ không sÕ” Buổi họp mặt, giao lưu “Những người tù không số” do Ban Liên lạc Cựu tù chính trị và tù binh TPHCM tổ chức diễn ra hôm qua với sự tham dự của hơn 400 cựu tù chính trị, “người tù không số” trên địa bàn TPHCM. Tại buổi gặp mặt, giao lưu, các con của cựu tù chính trị đã kể lại câu chuyện xúc động trong những tháng ngày được sinh ra và lớn lên trong ngục tù. Bà Bùi Thị Xuân Hạnh (57 tuổi) cho biết mÁ của mình là cựu tù Lê Thị Tâm (bí danh Lê Thị Tố). Bà Tâm thoát ly, tham gia cách mạng từ năm 1946 và lần lượt đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đến tháng 8/1966, do bị khai báo nên người mÁ bị bắt giam ở nhà lao Thủ Đức. Biết được nữ tù nhân đang mang thai, cai ngục đã tra tấn rất dã man, thâm độc hòng khuất phục và khai thác thông tin từ người mÁ này. Dù vậy, người mÁ ấy vµn kiên cường, giữ vững khí tiết người cộng sản và cũng cố gắng bảo vệ bào thai. Và bào thai đó chính là một bé gái - là bà Bùi Thị Xuân Hạnh ngày nay. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân VÐ Thị Tâm kể, bà tham gia công tác giao liên qua nhiều địa bàn xa xôi khác nhau, từ Hóc Môn (TPHCM) lên Tây Ninh, rồi Mộc Hóa (Long An). Nữ giao liên này bị bắt khi đang trên đường đi xe đò từ Tây Ninh về Hóc Môn. Bị địch yêu cầu khai ra chỉ huy, bà vµn một mực bảo vệ tổ chức. Bà bị tên ác ôn cầm cây sắt đập tét môi, mũi, gãy gần hết hàm răng. Bà Tâm bị tù đày từ năm 1969, đến năm 1975 mới được thả. “Lúc ra tòa, tôi nói yêu nước đâu có tội gì. Cuối cùng tụi nó để tôi ở lại và chỉ thả ra trong giai đoạn cuối cùng”, bà Tâm cho hay. “Chúng tôi chỉ muốn chia s¿ một giai đoạn kháng chiến đã qua để thế hệ tr¿ bây giờ biết được những cơ cực của thế hệ đi trước, biết yêu nước thương dân, tránh xa những thói hư tật xấu”, nữ cựu tù bày tÏ. Tại chương trình gặp mặt, Ban Liên lạc Cựu tù chính trị và tù binh TPHCM cùng các đại biểu đã dành toàn bộ số tiền tiêu chuẩn ngân sách thành phố chi cho đại biểu để đóng góp ủng hộ cho đồng bào miền Bắc, miền Trung chịu ảnh hưởng của bão lũ vừa qua. Ban tổ chức đã tiếp nhận được hơn 159 triệu đồng giúp nâng cấp cải tạo ngôi trường dân tộc nội trú ở miền Bắc. NGÔ TNG Nguyên ChÛ tÍch nước NguyÇn Minh Triết trÎ chuyện cÙng các cựu tÙ, con cÛa cựu tÙ chính trÍ ẢNH: NGÔ TNG
3 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 19/10/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự AIPA-45; nhấn mạnh chuyến thăm mang nhiều ý nghĩa và góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ gắn bó keo sơn giữa hai nước, là sự cổ vũ, động viên rất lớn đối với Lào trong năm Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA 2024. Tổng Bí thư, Chủ tịch Thongloun Sisoulith bày tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đã kề vai sát cánh với Lào trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc trước đây và sự ủng hộ, giúp đỡ trong xây dựng và phát triển đất nước ngày nay; đánh giá cao sự hỗ trợ, ủng hộ của Việt Nam đã giúp Lào hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN 2024, Chủ tịch AIPA trong năm nay, nhất là sự hỗ trợ dành cho Lào ngay trong lúc Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi (Việt Nam gọi là bão số 3), thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn, có một không hai trên thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào đánh giá cao việc hai bên tích cực phối hợp triển khai kết quả cuộc gặp giữa hai Bộ Chính trị vừa qua, trong đó phía Việt Nam đã thành lập tổ công tác để triển khai các thỏa thuận hợp tác; phía Lào cũng tổ chức hội nghị, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ban, ngành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng về những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử mà Lào đạt được sau gần 40 năm đổi mới và sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI; tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith đứng đầu, sự điều hành của Chính phủ, sự đồng hành và giám sát của Quốc hội, đất nước Lào anh em sẽ chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng lần thứ XII sắp tới và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Lào giai đoạn mới (2026-2030), tiếp tục xây dựng đất nước Lào phồn vinh, vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. PHÁT HUY CAO ĐỘ TRUYỀN THỐNG HỢP TÁC GẮN BÓ, TIN CẬY Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Tổng Bí thư, Chủ tịch Thongloun Sisoulith đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp, vững chắc của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong những năm qua, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của Quốc hội hai nước; nhấn mạnh trong thời gian tới, hai bên cần phát huy cao độ truyền thống hợp tác gắn bó, tin cậy, cùng nhau triển khai tích cực các thỏa thuận cấp cao, trong đó có kết quả cuộc gặp giữa hai Bộ Chính trị trong tháng 9/2024 vừa qua. Hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước, đặc biệt là trao đổi đoàn các cấp, chia sẻ kinh nghiệm về sửa đổi Hiến pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn Nghị viện và quốc tế như AIPA, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF); phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. BÌNH GIANG Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45), sáng 18/10, tại thủ đô Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith ẢNH: TTXVN Chiều 18/10 tại thủ đô Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Kiểm toán Nhà nước Lào Viengthavisone Thephachanh. Tình cảm Việt-Lào có một không hai trên thế giới Sáng 18/10, tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, Đoàn Chủ tịch Đại hội báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ X. Ông Đỗ Văn Chiến được tín nhiệm, hiệp thương cử tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Việt Nam khóa X. Báo cáo kết quả Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy cho biết, Hội nghị lần thứ nhất đã hiệp thương dân chủ, cử 67 người tham gia Đoàn Chủ tịch, khuyết 5 người sẽ kiện toàn trong nhiệm kỳ. Hội nghị đã hiệp thương dân chủ cử 4 ủy viên Đoàn Chủ tịch tham gia Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X. Cụ thể, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký; ông Hoàng Công Thủy và bà Tô Thị Bích Châu là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. TĂNG TIỀN ỦNG HỘ Tại họp báo diễn ra sau đó, trả lời báo chí về việc công bố sao kê tiền ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão, lũ, trong đó có cơn bão số 3 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, việc công khai, minh bạch sao kê số tiền ủng hộ là áp lực với Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam. “Cá nhân tôi cũng rất áp lực khi thực hiện công khai sao kê tiền ủng hộ bão lũ”, ông Chiến nói. Có nhiều băn khoăn về việc công bố sao kê có đảm bảo bí mật cá nhân hay không. Vì thế, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam đã tham vấn ý kiến pháp lý của các luật sư và cho thấy đủ cơ sở để công khai. Điều đáng mừng là việc minh bạch, công bố sao kê tiền ủng hộ nhận được sự đồng thuận lớn của dư luận xã hội, các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, khi công khai, minh bạch, tỷ lệ người ủng hộ và số kinh phí đóng góp nhiều hơn. Thống kê tới ngày 10/10, số tiền ủng hộ lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. MTTQ Việt Nam đã phân bổ hơn nghìn tỷ đồng cho 26 tỉnh, thành phố, hỗ trợ các gia đình bị nhà sập đổ, với định mức tối thiểu 50 triệu đồng/hộ, có thể cao hơn do địa phương quyết định. Ngoài ra, còn hỗ trợ gia đình người bị chết, bị thương, mất tích; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, hỗ trợ học sinh quay lại trường… Nhấn mạnh tiền quyên góp là “những đồng tiền rất thiêng liêng”, ông Chiến cho biết, các chi phí về nhân lực, vận chuyển đều sử dụng ngân sách nhà nước, không được dùng tiền ủng hộ. “Nếu ai phát hiện sử dụng nguồn tiền ủng hộ không đúng mục đích, không hiệu quả, tiêu cực thì chúng tôi xin thưởng”, ông Chiến cho hay. Danh sách người dân được nhận tiền hỗ trợ đều được công khai tại trụ sở UBND. Liên quan đến đề xuất cho phép người Việt Nam ở nước ngoài được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài và cho phép kiều bào được ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Chiến nói, tới đây sẽ sang châu Âu để khảo sát, chuẩn bị cho ý kiến về việc này. Theo ông, cả hai nội dung đều liên quan đến giới hạn pháp luật Việt Nam, do vậy cần có thời gian nghiên cứu thực tiễn để giải quyết, lúc đó mới trả lời cụ thể được. THÀNH NAM Sau công bố sao kê, tiền ủng hộ nhiều hơn Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa mới ra mắt Đại hội Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa X trả lời tại cuộc họp báo ẢNH: NHƯ Ý Phát biểu tại họp báo, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nhấn mạnh, với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”, đại hội gửi thông điệp và lời kêu gọi tinh thần quyết tâm phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung lo vận mệnh của đất nước, bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình phát triển của dân tộc. Tại cuộc họp báo thông báo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, việc minh bạch, công bố sao kê tiền ủng hộ khắc phục bão, lũ nhận được sự đồng thuận lớn của các tầng lớp nhân dân. Sau khi công khai, minh bạch, tỷ lệ người ủng hộ và số kinh phí đóng góp nhiều hơn.
4 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 19/10/2024 Theo ghi nhận của phóng viên, tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN ở tỉnh Bình Dương, nhất là nhóm ngành từ may mặc, giày da, điện tử…, khá ổn định, có nhiều đơn hàng mới. Những tháng cuối năm, nhiều DN tăng tốc để hoàn thành các đơn hàng đã ký với đối tác, nên rất cần lao động. Nếu những tháng đầu năm 2024, hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng lao động từ 40 tuổi trở xuống, thì nay nhận cả lao động có tuổi đời lên đến 45, nhưng vẫn khó tìm. Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương) chuyên sản xuất giày đang tuyển dụng hàng nghìn lao động phổ thông. Ông Mai Phú Hùng, Phó chủ tịch Công đoàn Công ty, cho biết, nếu tính cả nhà máy ở TP Bến Cát và TP Thủ Dầu Một, Công ty cần từ 1.200 - 1.500 lao động phổ thông. Công ty đã hạ tiêu chuẩn và nâng độ tuổi lao động phổ thông từ 40 lên 45 tuổi. Cùng với đó, công ty liên kết với các trung tâm dịch vụ việc làm trong và ngoài tỉnh, tuyển dụng trực tiếp tại DN để tìm lao động. Ông Hùng cho biết, Công ty còn ưu tiên tuyển dụng lại những lao động đã nghỉ việc trước đây quay lại để làm việc. Mỗi lao động trong công ty giới thiệu được một người vào làm việc, sau 2 tháng ổn định và ký hợp đồng lao động, sẽ được công ty hỗ trợ 750.000 đồng/lao động. “Trong thời điểm khan hiếm lao động những tháng cuối năm như hiện nay, công ty đã linh động điều chuyển lao động từ nhà máy ở miền Tây về Bình Dương làm việc dù phải tốn khá nhiều chi phí như lo chỗ ăn ở, đi lại cho các công nhân được điều chuyển”, ông Hùng nói. Bà Lưu Tịnh Uyển, cán bộ nhân sự Công ty TNHH Esprinta (Bình Dương), cho biết, từ nay đến cuối năm 2024, đơn hàng xuất khẩu của Công ty khá ổn định. Công ty đang cần khoảng 250 lao động ở các chuyền may, nhân viên phát triển thiết bị, kỹ thuật chuyền và cả cán bộ nhân sự. Bên cạnh lao động có tay nghề, công ty tuyển dụng lao động phổ thông chỉ biết đọc, biết viết; sau 2 tháng thử việc và ký hợp đồng, bảo đảm thu nhập hằng tháng của người lao động từ 10 triệu đồng trở lên... Công ty sẽ đào tạo nghề cho những lao động chưa biết nghề. Ông Nguyễn Tuấn Tú, Chủ tịch Công đoàn Công ty Changshing Việt Nam, có nhà máy tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), cho biết, công ty có nhiều đơn hàng nên tuyển dụng thêm khoảng 2.000 công nhân và đã tuyển dụng được 500 người. Theo ông Tú, khó khăn hiện nay là chi nhánh công ty ở huyện Long Thành khan hiếm lao động. Để đáp ứng sản xuất hàng hóa trong những tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp (DN) đang thông báo tuyển dụng lao động số lượng lớn, nhưng rất khó tìm nguồn nhân lực, dù đã hạ tiêu chuẩn và gia tăng đãi ngộ. Công nhân sản xuất trong nhà máy ở Bình Dương ẢNH: H.C DN ở Bình Dương tuyển dụng lao động cuối năm ẢNH: H.C DOANH NGHIỆP “KÊU TRỜI” Từ đầu năm đến nay, Công ty TNHH Daiwa Việt Nam (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) có nhu cầu tuyển dụng khoảng 300 lao động/tháng. Mặc dù nhiều lần đăng thông báo tuyển dụng thông qua các trang web việc làm, Fcebook, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng… nhưng cũng chỉ tuyển được một phần nhỏ. DN này đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới trong năm sau và có nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn. Tại nhiều cuộc đối thoại, diễn đàn giữa chính quyền và doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Phu, Giám đốc Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, đều trăn trở về vấn đề này. “Đây không chỉ là bài toán đau đầu của chúng tôi mà còn là của nhiều DN trên địa bàn. Các KCN ở Đà Nẵng đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các KCN ở các địa phương lân cận khi họ có chính sách để thu hút, mời gọi người lao động về quê hương làm việc, sinh sống”, ông Phu nói. Trong quý cuối của năm 2024, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước Đà Nẵng thông báo tuyển dụng khoảng 500 lao động chính thức và thời vụ để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu. Đại diện DN này cho hay, việc tuyển dụng lao động từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn khi người lao động không mặn mà. Mới đây, Công ty TNHH Murata Manufacturing Việt Nam (KCN Hòa Khánh) cũng thông báo tuyển dụng 250 lao động phổ thông để mở rộng sản xuất và đáp ứng các đơn hàng cuối năm. Trước đó, DN tham gia Ngày hội việc làm cho quân nhân xuất ngũ và người lao động do Sở LĐTB&XH TP Đà Nẵng phối hợp với UBND quận Liên Chiểu tổ chức, nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Ông Okuda Hiroyuki, Tổng Giám đốc Công ty, nhìn nhận một trong những thách thức lớn nhất của DN thời điểm hiện tại là khó tuyển dụng lao động phổ thông. “Do tình hình sản xuất tăng cao nên chúng tôi cần tuyển nhiều nhân sự hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng nhà máy và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, tình hình rất khó khăn do hiệu quả tuyển dụng không như mong muốn”, ông Hiroyuki nói. THAY ĐỔI ĐỂ THU HÚT NGƯỜI LAO ĐỘNG Ông Nguyễn Thanh Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng, nhìn nhận, đa số lao động trẻ hiện nay có xu hướng làm các công việc tự do, không bị gò bó về thời gian làm việc theo ca, kíp nên DN gặp khó trong tuyển dụng. Một phần lao động mất việc sau dịch bệnh đã tìm kiếm “Đỏ mắt” tìm lao động Kết nối vùng miền, tăng đãi ngộ Vấn đề tuyển dụng lao động là bài toán đau đầu với nhiều DN ở Đà Nẵng ẢNH: GIANG THANH Những tháng cuối năm, đơn hàng tăng, nhiều doanh nghiệp (DN) ở Đà Nẵng có nhu cầu tuyển lượng lớn lao động phổ thông, nhưng người lao động không mặn mà. Ông Nguyễn Thanh Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng, cho hay, từ đầu năm đến nay, DN vẫn đăng ký tuyển dụng lao động thường xuyên với số lượng lớn, nhưng lượng người lao động đến các phiên giao dịch việc làm, Ngày hội việc làm tương đối thấp nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu của DN. ĐÀ NẴNG: DOANH NGHIỆP THU HÚT LAO ĐỘNG CUỐI NĂM:
TÌM KIẾM LAO ĐỘNG TỪ XA Ông Hoàng Thanh Dũng, cán bộ Công ty TNHH Giải pháp Nhân lực 24H Rev Up (Bình Dương), cho biết, công ty đang tuyển lao động cho 10 DN ở Bình Dương. “Nhiều DN ở TP Tân Uyên đang tuyển dụng lao động, người lao động chưa biết việc sẽ được DN đào tạo lại. Tuy nhiên, lúc này, tuyển lao động rất khó. Công ty chúng tôi lên cả các tỉnh Tây Nguyên để tìm nguồn lao động, nhưng gặp khó vì đang vào mùa thu hoạch nông sản tại đây”, ông Dũng chia sẻ. Theo thống kê từ Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương), từ đầu năm đến nay, trên địa bàn có hơn 3.200 DN tham gia tuyển dụng hơn 41.000 lao động; trong đó, lao động có tay nghề hơn 5.000 người. Từ nay đến cuối năm, các DN cần tuyển dụng hơn 20.000 lao động. Trung tâm đã thông báo thông tin tuyển dụng của DN đến với những lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ông Phạm Văn Tuyên, Phó giám đốc Sở LĐTB&XH Bình Dương, cho biết, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm để kết nối; tăng cường tuyên truyền thông tin về các phiên giao dịch việc làm và lịch mở cụ thể đến các DN, người lao động. Đăng tải thông tin trên website, Zalo OA, Facebook, treo banner các tuyến đường, tư vấn trực tiếp... và thông tin đến Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh khác về lịch mở phiên giao dịch. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương tiếp tục liên kết lao động tại một số tỉnh Tây Nam bộ và Tây Nguyên để đem nguồn cung lao động về cho tỉnh. HƯƠNG CHI - MẠNH THẮNG THỜI SỰ 5 n Thứ Bảy n Ngày 19/10/2024 Công ty TNHH Hana Micron Vina (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Vân Trung, thị xã Việt Yên (Bắc Giang) là doanh nghiệp sản xuất bán dẫn có quy mô lớn tại Bắc Giang và miền Bắc. Theo lãnh đạo Công ty TNHH Hana Micron Vina, để góp phần đảm bảo đủ lao động cho sản xuất, thời gian qua, doanh nghiệp đã chủ động kết hợp với Trường Cao đẳng Việt Hàn (cơ sở Bắc Giang) và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp tỉnh Bắc Giang để đào tạo nguồn lao động có chất lượng. Sinh viên được đào tạo theo chương trình hợp tác với Công ty TNHH Hana Micron Vina có thể vào sản xuất trong doanh nghiệp. Đồng thời, công ty nhận được sự hỗ trợ tích cực của tỉnh Bắc Giang trong việc tuyển dụng lao động. Ông Đào Xuân Cường, Giám đốc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, cho biết, từ quý III đến hết năm là cao điểm sản xuất của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Các doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng nên có nhu cầu lớn về người lao động. Hiện có hơn 220.000 công nhân làm việc trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Đây là số lượng công nhân nhiều kỷ lục từ trước đến nay ở Bắc Giang. Hiện số lượng công nhân đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Theo ông Cường, thời gian qua, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã chủ động trong tuyển dụng với nhiều hình thức, mức lương hấp dẫn nên thu hút được nhiều lao động ở nhiều tỉnh xung quanh đến làm việc. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang chủ động liên kết với các trường cao đẳng, đại học ở trong và ngoài tỉnh Bắc Giang để tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty. Đồng thời, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cũng kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng nên giúp các công ty không bị thiếu hụt nguồn lao động. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang nói rằng, năm 2024, tỉnh Bắc Giang có một cách làm mới để đáp ứng đủ lao động cho các doanh nghiệp trong và người khu công nghiệp. Đó là từ phân tích và dự báo về nhu cầu lao động của doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chủ động giao cơ quan chức năng liên quan lên kế hoạch đến các tỉnh ở miền Bắc để xúc tiến tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp. Theo đó, vào trước thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu lao động số lượng lớn, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang trực tiếp làm việc với cơ quan chức năng nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình để hợp tác trong việc thu hút lao động về tỉnh Bắc Giang. Đến nay, tỉnh Bắc Giang đã làm việc với 8 tỉnh và 3 trường đại học ở miền Bắc về tuyển dụng lao động. “Trong các hội nghị xúc tiến lao động của tỉnh Bắc Giang với nhiều tỉnh miền Bắc đều có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn cần nhiều lao động để công ty thuận lợi trong việc tuyển dụng công nhân. Cách làm mới và chủ động này của tỉnh Bắc Giang đã góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp có đủ lao động phục vụ sản xuất”, ông Hà cho hay. NGUYỄN THẮNG Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đang vào cao điểm sản xuất trong năm, lực lượng lao động đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của các công ty. Bắc Giang đáp ứng đủ lao động cho doanh nghiệp ẢNH: NGUYỄN THẮNG Cách Bắc Giang đáp ứng đủ nhân lực cho sản xuất được công việc thoải mái về thời gian, thu nhập tốt như: bán hàng qua mạng, kinh doanh nhỏ, tài xế công nghệ, shipper… nên không mặn mà trở lại. Theo Giám đốc Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, các điều kiện và quy trình tuyển dụng của DN hiện rất thuận lợi và cởi mở đối với người lao động. Thay vì đến công ty nộp hồ sơ như trước đây, người lao động có thể gửi số điện thoại và căn cước công dân qua Zalo cho bộ phận tuyển dụng, DN sẽ chủ động liên hệ để phỏng vấn và sắp xếp cho người lao động nhận việc ngay. Các DN cũng có nhiều chính sách mới mẻ để tạo điều kiện tối đa cho công nhân, người lao động. Bên cạnh các khoản lương, thưởng cạnh tranh, Công ty Murata còn có phụ cấp nhà ở, ca đêm, hỗ trợ lao động có con nhỏ dưới 6 tuổi. Công ty Daiwa thực hiện chính sách linh hoạt chọn giờ vào cao cho người lao động, chỉ cần đảm bảo đủ thời gian làm việc/mỗi ca. “Bên cạnh đó, chúng tôi còn áp dụng chính sách tăng thời gian làm việc, giảm giờ giải lao nhưng vẫn đảm bảo đúng luật lao động để công nhân nếu đã đủ giờ làm trong tuần có thể nghỉ thêm thứ 7. Tuy nhiên, đó chỉ là nỗ lực từ phía DN, chúng tôi cũng mong muốn chính quyền có những giải pháp căn cơ, chính sách cạnh tranh để thu hút lao động phổ thông trên địa bàn và các tỉnh, thành khác quay trở lại”, ông Phu nói. GIANG THANH Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện tại nhiều DN đã cải thiện môi trường làm việc, đầu tư xây dựng ký túc xá, sân thể thao phục vụ nhu cầu của người lao động. Tuy nhiên, cần nhiều hơn nữa chính sách hỗ trợ của địa phương như nhà ở, nơi giữ trẻ, y tế, giáo dục… Hiện nhiều lao động ở trọ trong những căn phòng chật hẹp, xuống cấp nhưng các dự án nhà ở xã hội cho lao động có thu nhập thấp còn thiếu nhiều. Bên cạnh đó, thủ tục để người lao động thuê, mua nhà ở xã hội còn phức tạp, chưa được thông thoáng để họ dễ tiếp cận. Do đó, khi cuộc sống khó khăn, thu nhập giảm, người lao động lựa chọn về quê làm việc thay vì gắn bó với DN và địa phương. CHUYỆN HÔM NAY Sau nhiều năm chật vật mưu sinh, có công việc khá ổn định với thu nhập đủ sống nhưng vợ chồng chị Kiều vẫn quyết định “nhổ neo” đưa cả gia đình về quê. “Ở lại, áp lực quá!”, chị Kiều chia sẻ. Theo chị Kiều, áp lực lớn nhất vẫn là chuyện làm sao để ổn định lâu dài. Hàng chục năm ở nhà thuê, cuộc sống hết sức tạm bợ, chi phí sinh hoạt, từ tiền nhà, ăn uống đến học hành của con rất đắt đỏ và chiếm hầu hết khoản thu nhập của hai vợ chồng nên “làm hoài vẫn chẳng dư đồng nào”. Nhận thấy cuộc sống bấp bênh, nhiều rủi ro nên vợ chồng chị đã quay về quê, nơi có sẵn nhà cửa, ruộng vườn. Hiện chị đang làm công nhân trong một nhà máy may mới mọc lên tại Đức Phổ và chồng vẫn tiếp tục chạy xe. “Thu nhập không cao, bù lại chi phí ở quê thấp và an tâm vì có chỗ tựa gia đình”, chị Kiều bày tỏ. Sau cuộc tháo chạy khỏi thủ phủ công nghiệp miền Đông Nam bộ vì dịch bệnh, nhiều lao động đã trở lại làm việc khi tình hình yên ổn. Tuy nhiên, kinh tế suy thoái kéo dài, sản xuất khi doanh gặp nhiều khó khăn khiến việc làm, thu nhập sút giảm nên cuộc sống không thoát cảnh bấp bênh. Trong khi nhiều nhà máy, xí nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển về các địa phương nhằm tận dụng lợi thế đất đai và nhân công giá rẻ. Do đó, nhiều lao động đã chọn quay về quê hương để sinh sống, làm việc. Cuộc “hành quân” rời bỏ miền đất hứa lần này của hàng vạn lao động diễn ra trong êm đềm, trật tự và hầu hết những người lựa chọn quay về đều có cuộc sống ổn định hơn so với trước. Tuy nhiên, điều đó cũng để lại cho các nhà máy, xí nghiệp ở thủ phủ công nghiệp những khoảng trống lớn về lao động. Đồng Nai vốn là nơi thu hút hàng triệu lao động nhập cư ở thời cao điểm. Số lượng lao động tại tỉnh này hiện đang giảm khoảng 60 nghìn người do có sự dịch chuyển đến các nơi khác thuộc miền Trung, miền Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Nhiều địa phương khác ở miền Đông đang rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động đáng kể do sự dịch chuyển này. Mức độ thiếu hụt lao động càng trầm trọng hơn khi các doanh nghiệp đang phải chạy nước rút cho các đơn hàng cuối năm. Vì vậy, không ít đơn vị đã buộc phải hạ tiêu chuẩn về tuổi tác, đồng thời gia tăng các ưu đãi và thậm chí đi đến nhiều nơi trong cả nước tuyển dụng nhưng vẫn không tìm được người. Sự dịch chuyển của dòng lao động phản ánh khá rõ nét sự dịch chuyển đầu tư. Thay vì co cụm tại những trung tâm, thành phố lớn thì nay các nhà đầu tư đã “tản” về các địa phương khác để tối ưu hóa lợi nhuận, và nhờ đó góp phần cân bằng trong phát triển kinh tế và đời sống, việc làm giữa các vùng miền, địa phương. Đây không phải là cuộc dịch chuyển thông thường mà là sự thay đổi về nhiều mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Điều đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho các địa phương, nhất là vấn đề đảm bảo an sinh để người lao động không phải có thêm cuộc “hành quân” nào nữa mà an cư lạc nghiệp ở chính ngôi nhà và quê hương của mình. Đ.D Hỏi, đáp về dịch chuyển lao động TIẾP THEO TRANG 1
6 n Thứ Bảy n Ngày 19/10/2024 GIỚI TRẺ Ngày 18/10, tại thành phố Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc), diễn ra lễ Tổng kết Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 23, năm 2024. Dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN; anh Shapakti Ushur - Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội LHTN toàn Trung Quốc. MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI HỢP TÁC, CÙNG PHÁT TRIỂN Tại chương trình tổng kết, các đại biểu cùng ôn lại những hoạt động đáng nhớ trong hành trình 7 ngày tham gia Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 23, tại tỉnh Quảng Tây. Phát biểu tại chương trình, anh Hoàng Đức Nam - Bí thư Đoàn Thanh niên cơ quan T.Ư Đoàn chia sẻ: “Chuyến đi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc về đất nước, con người Trung Quốc, góp phần vun đắp tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa thanh niên hai nước”. Anh Nam cho biết, chương trình gặp gỡ đã giúp các đại biểu thanh niên kết nối hữu nghị, thắt chặt tình đoàn kết; khám phá văn hóa, mở rộng tầm nhìn; học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác và góp phần vun đắp tình hữu nghị. “Tôi tin tưởng rằng, chương trình Gặp gỡ hữu nghị Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, góp phần tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và đoàn kết giữa thanh niên hai nước, đóng góp tích cực vào việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc”, anh Nam bày tỏ. Bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi được tham gia chương trình, chị Đặng Tố Trân - chuyên viên Tỉnh Đoàn Quảng Ninh, chia sẻ: “Chương trình không chỉ là cơ hội để tôi học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác thanh niên mà còn là dịp để tôi hiểu rõ hơn về văn hóa, con người Trung Quốc”. Chị Trân tin tưởng rằng, qua chương trình thanh niên hai nước không chỉ góp phần vun đắp cho tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Trung Quốc, mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác, cùng phát triển trong tương lai. VƯỢT QUA MỌI RÀO CẢN Xúc động chia sẻ tại chương trình, chị Khưu Nam Tâm - cán bộ Học viện Giao lưu Quốc tế Quảng Tây nói: “Từ Nam Ninh đến Liễu Châu rồi đến Sùng Tả, chúng ta đã cùng nhau vẽ nên một bức tranh tình bạn, mỗi nét vẽ đều là dấu ấn của sự chân thành. Những giây phút cùng học, cùng thảo luận, cùng cười đùa sẽ trở thành những kỷ niệm quý giá của tôi. Điều đặc biệt khiến tôi cảm động là dù có rào cản ngôn ngữ, nhưng khi gặp nhiều bạn bè Việt Nam vẫn trìu mến gọi tôi là “cô giáo” bằng tiếng Trung, khiến tôi cảm nhận sâu sắc về tình bạn và sự tôn trọng giữa chúng ta”. Chị Khưu Nam Tâm cho biết, năm tới đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam, Quảng Tây sẽ tổ chức một loạt hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước. “Tôi mong mọi người sẽ đến Quảng Tây nhiều hơn và chiêm ngưỡng. Tôi cũng rất mong có cơ hội được đến thăm những người bạn Việt Nam tại Việt Nam”, chị Tâm nói. Bạn Triệu Gia Nhất - sinh viên Đại học Nhân dân Trung Quốc chia sẻ, trước khi tham gia chương trình gặp gỡ, bản thân chưa từng tiếp xúc với bạn bè Việt Nam, chưa từng đến Việt Nam, không biết nói tiếng Việt. Tuy nhiên, sau 7 ngày tham gia chương trình, mọi lo lắng trước đó đã chuyển thành sự khát khao và ngưỡng mộ. “Chuyến đi này tuy ngắn nhưng suốt đời tôi không quên được. Hy vọng chúng ta mãi mãi là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, Nhất xúc động bày tỏ. LƯU TRINH (từ Quảng Tây, Trung Quốc) Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, góp phần tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và đoàn kết giữa thanh niên hai nước, đóng góp tích cực vào việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng bền vững. Anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN (ngoài cùng bên phải) và các đại biểu trải nghiệm văn hóa độc đáo tại thành phố Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) GẶP GỠ HỮU NGHỊ THANH NIÊN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC LẦN THỨ 23: Vun đắp mối quan hệ ngày càng bền vững Từ ngày 13 - 19/10, đoàn 100 đại biểu thanh niên Việt Nam do anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN dẫn đầu tham gia Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 23, năm 2024. Trong 7 ngày, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa tại 3 thành phố của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, gồm: Nam Ninh, Liễu Châu và Sùng Tả. Trong đó, có hội thảo về công tác phục vụ của thanh niên tình nguyện Trung Quốc và Việt Nam; thanh niên biên giới Trung Quốc - Việt Nam; phát triển lực lượng sản xuất mới; thực tiễn và kinh nghiệm chấn hưng nông thôn... Ngày 18/10, Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII, nhiệm kỳ 20242029, diễn ra phiên trọng thể. Phát biểu chỉ đạo Đại hội, anh Nguyễn Kim Quy, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam đề nghị, Hội LHTN tỉnh cần tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ việc triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với các giải pháp cụ thể, phù hợp tình hình, sự phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu chính đáng của thanh niên. Anh Quy cho rằng, các cấp bộ Hội trong tỉnh cần phải tiên phong trong quá trình tham gia chuyển đổi số, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đồng thời tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trong đó chú trọng ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp. Theo anh Quy, giai đoạn 2024-2029 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế phát triển sâu rộng. Đây chính là thời cơ và thách thức mở ra rộng lớn đối với đất nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Tại Đại hội, bà Phạm Thị Phúc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, những nỗ lực phấn đấu của tổ chức Hội và các tầng lớp thanh niên tỉnh Lâm Đồng trong nhiệm kỳ qua đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của lực lượng thanh niên trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo bà Phúc, tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Lâm Đồng thể hiện đậm nét trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp. Hình ảnh các y, bác sĩ trẻ, cán bộ, chiến sĩ trẻ lực lượng vũ trang, đội ngũ thanh niên tình nguyện sẵn sàng lên tuyến đầu chống dịch đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân. Bà Phúc đề nghị, thanh niên các cấp bộ Hội tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, ý thức công dân. Phát huy tốt hơn nữa vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của thanh niên. Đặc biệt là công tác chăm lo, củng cố, xây dựng tổ chức Hội LHTN thật sự vững mạnh. THÁI LÂM Tiên phong chuyển đổi số, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Anh Nguyễn Kim Quy, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam đề nghị các cấp bộ Hội LHTN tỉnh Lâm Đồng cần phải tiên phong trong quá trình tham gia chuyển đổi số, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Các đại biểu tham quan gian hàng thanh niên khởi nghiệp tại Đại hội ĐẠI HỘI HỘI LHTN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VII: Trước đó, chiều 17/10, Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029, diễn ra phiên thứ nhất. Đại hội đã hiệp thương chọn cử 45 anh, chị vào Ủy ban Hội LHTN tỉnh Lâm Đồng khóa VII; hiệp thương chọn cử anh Ndu Ha Biên - Bí thư Tỉnh Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh khóa VI giữ chức Chủ tịch Hội khóa VII. Anh Hoàng Văn Thanh làm Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Quảng Nam Chiều 18/10, Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, diễn ra phiên khai mạc với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho hơn 100 nghìn ĐVTN của tỉnh. Tại Đại hội, các đại biểu đã tiến hành hiệp thương chọn cử 41 anh, chị tham gia Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Nam khóa VIII. Anh Hoàng Văn Thanh - Phó Bí thư thường trực Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh khóa VII tiếp tục được hiệp thương giữ chức Chủ tịch Hội khóa VIII. Các Phó Chủ tịch Hội, gồm các anh: Trần Xuân Vĩ, Trần Anh Vũ, Phan Ngọc Minh. Đại hội đặt ra 12 chỉ tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029. Trong đó, 70.000 lượt thanh niên được tham gia các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực số; hỗ trợ ít nhất 50 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên; tổ chức vận động thanh niên tình nguyện hiến 35.000 đơn vị máu và khám bệnh, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho 45.000 người dân… HOÀI VĂN
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==