Tiền Phong số 209

THỨ BẢY 27/7/2024 SÕ 209 0977.456.112 Chiều 26/7/2024, đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc những lời điếu trang trọng tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quÕc và Nhân dân. Báo Tiền Phong đăng nguyên văn lời điếu. Linh xa đưa di hài Tổng Bí thư trên đường phÕ Hà Nội Hàng triệu người dân đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư những ngày qua ẢNH: NHÓM PV Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Tổng Bí thư bên linh cữu TỪ TRANG 2 ĐẾN 11 mãi mãi thuộc về Tổ quÕc và Nhân dân TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

2 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 27/7/2024 Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và các bạn bè quốc tế! Thưa gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng! Hôm nay, trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và gia đình long trọng tổ chức lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới về nơi an nghỉ cuối cùng. Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng ta, Dân tộc ta, Nhân dân ta. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú. Gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về vai trò của Đảng Cộng sản, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Di sản vô giá đó đã củng cố niềm tin mãnh liệt về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào cộng sản trên thế giới, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay. Với tầm nhìn chiến lược về tình hình quốc tế trong thế giới đương đại, với những nỗ lực không ngừng góp phần duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, đồng chí mở ra chương mới trong quan hệ giữa nước ta với đối tác quốc tế, thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, tăng cường sự đóng góp của Việt Nam bằng nhiều cam kết, hành động thiết thực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ. Mãnh liệt truyền cảm hứng, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bằng trí tuệ, tinh thần nhân văn, nhân ái cao cả, bằng ý chí, quyết tâm mạnh mẽ, bằng nhân cách và danh dự người chiến sĩ cộng sản hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tâm niệm “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, Nhà lãnh đạo kiên trung Nguyễn Phú Trọng không ngừng xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước ta, dân tộc ta thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ về bản chất của Đảng, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng. Đây là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” vô cùng gian nan vất vả làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, khẳng định vai trò tiên phong, bản lĩnh, trí tuệ, để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, đồng chí luôn trăn trở, đau đáu với vấn đề xây dựng cơ quan lập pháp thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân dân, thực sự dân chủ và đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và phát triển mạnh mẽ đất nước. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa lớn Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết và có cống hiến đặc biệt quan trọng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, sau hơn 70 năm Đảng ta đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa - mốc son gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Với nhãn quan chính trị sâu sắc, nhạy bén, đồng chí đã nâng tầm tư duy chiến lược, tạo bước phát triển mới cho nền quốc phòng, an ninh và đối ngoại Việt Nam. Đó là tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; luôn chú trọng xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng tinh, gọn, mạnh, thật sự trong sạch, vững mạnh; Quân đội, Công an đoàn kết gắn bó như “hai cánh của một con chim”, như “thanh kiếm và lá chắn”, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Phát huy vai trò tiên phong của nền ngoại giao toàn diện, hình thành và lãnh đạo thực hiện hiệu quả nghệ thuật ngoại giao thời đại mới mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” trên cơ sở cốt cách con người Việt Nam “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “hòa hiếu”, “lấy chí nhân thay cường bạo”. Dưới sự dẫn dắt của đồng chí, Việt Nam trở thành đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm trên trường quốc tế; không ngừng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào nền chính trị quốc tế, nền kinh tế thế giới và nền văn minh nhân loại. Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và không ngừng củng cố đoàn kết thống nhất, trước hết là đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong sáng. Đồng chí luôn quyết tâm hoạch định và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách hợp lòng Chiều 26/7/2024, đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc những lời điếu trang trọng tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Tiền Phong đăng nguyên văn lời điếu. Chủ tịch nước Tô Lâm đọc lời điếu trang trọng tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: NHƯ Ý TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG MÃI MÃI THUỘC VỀ TỔ QUỐC VÀ NHÂN DÂN Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ về bản chất của Đảng, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng”. Đồng chí TÔ LÂM, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG HIEÁU n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM

THỜI SỰ 3 n Thứ Bảy n Ngày 27/7/2024 dân; kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”. Nhà cộng sản chân chính, chí tình, chí nghĩa luôn tâm niệm và yêu cầu toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị “phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”, “liên hệ chặt chẽ với Nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”. Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, liêm khiết, chân thành, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, nhất quán giữa nói và làm, tôn trọng và yêu thương con người, rất đỗi gần gũi với Nhân dân; thật sự là hạt nhân quy tụ đoàn kết, thống nhất trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đồng bào ta ở nước ngoài kính trọng, tin tưởng và tự hào, được bạn bè quốc tế trân trọng, đánh giá cao. Chúng ta thành kính, tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao, cống hiến vô cùng to lớn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ghi nhận những công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đồng chí, Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất; nhưng hơn hết, đồng chí mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân. Kính thưa anh linh đồng chí Nguyễn Phú Trọng! Hôm nay, chúng tôi có mặt tại đây, cùng đồng bào, chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế vô cùng thương tiếc tiễn đưa đồng chí về cõi vĩnh hằng, về với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng. Đồng chí ra đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp, công lao và cống hiến, tài năng và đức độ của đồng chí sẽ còn sáng mãi trong lịch sử vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, trong sự tri ân của cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta, trong tình cảm của bạn bè quốc tế. Vĩnh biệt đồng chí, nhà lãnh đạo kết tinh phẩm giá, nhân cách của Đảng, hiện thân của hòa bình, thống nhất và tiến bộ; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện một lòng thực hiện ước nguyện của đồng chí, khắc cốt ghi tâm lời căn dặn “Nếu là người, hãy là người Cộng sản”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước, trong đó có đồng chí đã lựa chọn; đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng một thế giới tiến bộ, văn minh và đạo đức. Di sản của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong lịch sử Việt Nam, sẽ được kế thừa và phát huy hơn nữa trong công cuộc đổi mới; thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh. Trong niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta thành tâm gửi đến gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát không gì bù đắp được. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của chúng ta. Tiêu đề do báo Tiền Phong đặt. Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức vào chiều 26/7. Ngay từ đêm hôm trước và từ sáng sớm ngày 26/7, rất đông người dân trên mọi miền Tổ quốc đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia, Hội trường Thống Nhất (TPHCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong giờ phút linh thiêng này, các tầng lớp nhân dân đều dành trọn tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người con đặc biệt ưu tú của dân tộc Việt Nam. Ban Tổ chức Lễ Quốc tang cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn với hơn 252.000 lượt người đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) có 434 đoàn với 136.886 lượt người; tại Đông Anh có 1.588 đoàn với 56.600 lượt người; còn tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh có 3.585 đoàn với 58.532 lượt người; có 100 đoàn khách quốc tế tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia và tại Hội trường Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Theo Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Sổ tang điện tử trên VNeID đã có hơn 483.000 lượt người truy cập viết lời chia buồn... “Bố chúng cháu không còn nữa, mang đến nỗi đau sâu sắc đối với gia đình, nhất là mẹ cháu. Từ khi bố chúng cháu lâm bệnh, đến tận những giây phút cuối cùng và trong suốt quá trình tổ chức tang lễ, gia đình luôn nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân thành, giúp đỡ tận tình của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị trung ương, địa phương, các ông bà, các bác, các cô chú, anh chị em, tình cảm của nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Mẹ cháu và toàn thể gia đình xin bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất”, ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói lời cảm tạ. Sau Lễ truy điệu, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức vào chiều cùng ngày, tại Nghĩa trang Mai Dịch - nơi an nghỉ của nhiều lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước, có nhiều công lao to lớn cho đất nước. Từ rất sớm, đông đảo người dân đã có mặt bên những con đường mà linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua, bày tỏ niềm xúc động, tiếc thương người con đặc biệt ưu tú của dân tộc Việt Nam. Thay mặt Ban tổ chức Lễ Quốc tang và gia đình, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường bày tỏ cảm ơn các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng bào cả nước, nhân sĩ trí thức, đoàn ngoại giao, lực lượng vũ trang, chức sắc tôn giáo và tổ chức quốc tế đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự lễ viếng, truy điệu, an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa, nhưng tên tuổi và sự nghiệp, công lao và cống hiến, tài năng và đức độ của ông sẽ còn sáng mãi trong lịch sử vẻ vang của Đảng và của dân tộc ta. LUÂN DŨNG Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng cảm ơn toàn thể đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, đã dành những tình cảm sâu nặng, niềm tiếc thương vô hạn và sự kính trọng sâu sắc đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đã đến viếng, gửi điện, lời chia buồn, dự Lễ truy điệu, tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến, văn minh và anh hùng. Trong những ngày qua, hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và quê hương Đông Hội, nơi tổ chức Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hàng trăm nghìn người dân ở mọi miền Tổ quốc không quản đường sá xa xôi, không quản nắng mưa thành kính trên suốt tuyến đường tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng. Đã có hàng trăm lãnh đạo các nước/vùng lãnh thổ gửi thư, điện, thông điệp chia buồn; hàng trăm đoàn quốc tế dự Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng; hàng nghìn đoàn với hàng trăm nghìn người dân đến viếng đồng chí Tổng Bí thư; hàng nghìn đoàn viếng tại các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài. Một lần nữa, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình trân trọng cảm ơn tình cảm đặc biệt của đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, con người Việt Nam văn hiến và anh hùng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Tổng Bí thư là tấm gương sáng ngời về học tập và làm theo Bác Hồ LỜI CẢM ƠN Hơn 252.000 lượt người đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: TP “Bố chúng cháu không còn nữa, mang đến nỗi đau sâu sắc đối với gia đình, nhất là mẹ cháu. Từ khi bố chúng cháu lâm bệnh, đến tận những giây phút cuối cùng và trong suốt quá trình tổ chức tang lễ, gia đình luôn nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân thành, giúp đỡ tận tình của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị trung ương, địa phương, các ông bà, các bác, các cô chú, anh chị em, tình cảm của nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Mẹ cháu và toàn thể gia đình xin bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất”. Ông NGUYỄN TRỌNG TRƯỜNG, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

4 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 27/7/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định ngày 25/7 khi Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith dẫn đầu, sang dự Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đánh giá Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo ưu tú của thời đại mới, người kế tục sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp vô cùng to lớn, quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác đối ngoại, được nhân dân tin tưởng và đã đưa Việt Nam không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, vị thế của Việt Nam được nâng cao rõ rệt trên trường quốc tế. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith nêu bật những công lao to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng Lào, luôn dành sự quan tâm, củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam. Lãnh đạo Lào cũng trao đổi một số nội dung hợp tác mà hai bên cùng quan tâm; ôn lại những kết quả cũng như những tình cảm đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc. Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, dù ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng luôn coi trọng hàng đầu, dành sự quan tâm đặc biệt, gắn bó với cách mạng Lào, gần gũi, thân thiết với các lãnh đạo Lào, trong đó có cá nhân đồng chí Thongloun Sisoulith; luôn chăm lo và vun đắp cho quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào cũng như quan hệ gắn bó, đoàn kết giữa ba Đảng, ba nước và nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, coi đây là tất yếu khách quan, quy luật sống còn, nhân tố quan trọng hàng đầu đối với an ninh, phát triển của mỗi nước. Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước của Lào. BÌNH GIANG Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào cũng mất đi một người đồng chí, người bạn lớn vô cùng gắn bó, thân thiết. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: NHƯ Ý Chiều 25/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp ông Vương Hộ Ninh, đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Trung Quốc sang dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ chân thành cảm ơn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm gửi Điện chia buồn với nội dung sâu sắc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đích thân đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để viếng, ghi sổ tang và phát biểu nhiều ý kiến đầy tình cảm đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt, đồng chí Vương Hộ Ninh với vai trò Đại diện đặc biệt của đồng chí Tập Cận Bình, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Trung Quốc sang dự Lễ Quốc tang, thể hiện sâu sắc mối quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, cũng như những tình cảm chân thành, sự trân trọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân Trung Quốc và cá nhân đồng chí Tập Cận Bình đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Vương Hộ Ninh nói rằng, sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là sự tổn thất to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, mà còn là sự mất mát đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, cũng như sự mất mát đối với sự nghiệp hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Đảng, Nhà nước Trung Quốc tin tưởng Đảng, Nhà nước Việt Nam sẽ biến đau thương thành hành động, tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc sẽ luôn kề vai, sát cánh với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; ủng hộ sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tích cực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai TrungViệt có ý nghĩa chiến lược. THÁI AN Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Trung Quốc, do Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh dẫn đầu, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 25/7 tại Hà Nội ẢNH: XINHUA Người bạn lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào Nhắc lại đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam, là người đồng chí thân thiết, người bạn vĩ đại của Trung Quốc, đã có nhiều đóng góp to lớn, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước; khẳng định đây cũng là đánh giá đại diện của toàn bộ đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và 1,4 tỷ người dân Trung Quốc. Nga mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam Chiều 25/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Petr Olegovich Tolstoi dẫn đầu Đoàn đại biểu Liên bang Nga sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại cuộc tiếp, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Pyotr Olegovich Tolstoi khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có những đóng góp vô cùng to lớn cho việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga thời gian qua. Nhấn mạnh quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Petr Olegovich Tolstoi cho biết rất mong đợi đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sang thăm, đồng thời đề nghị Quốc hội hai nước tăng cường trao đổi đoàn các cấp để trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm, qua đó thúc đẩy hợp tác hai nước trên các lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Việt Nam trước sau như một coi trọng mối quan hệ với Nga; trân trọng những tình cảm hữu nghị mà lãnh đạo, nhân dân hai nước dành cho nhau. Nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình mà nhân dân Nga đã dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Nhắc lại Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam xác định Nga là đối tác quan trọng chiến lược hàng đầu trong chính sách đối ngoại, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn thúc đẩy hợp tác với Nga trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới. Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, Quốc hội Việt Nam sẽ nỗ lực cùng Quốc hội Nga, trong đó có Duma Quốc gia, thúc đẩy hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác liên nghị viện hai nước. l Sáng 26/7 tại Hà Nội, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Leonist Kalashnikov sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Leonist Kalashnikov nói rằng, nhân dân và những người cộng sản Liên bang Nga dành sự quan tâm lớn và chia buồn vì sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đảng Cộng sản Liên bang Nga rất quan tâm nghiên cứu tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và kinh nghiệm thực tiễn triển khai nền “ngoại giao cây tre” và công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam… Tại cuộc tiếp, hai bên cũng trao đổi một số nội dung nhằm tăng cường hợp tác giữa hai Đảng, hai nước thời gian tới. BÌNH GIANG Chủ tịch nước Tô Lâm cũng trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith về một số nội dung hợp tác giữa hai bên, nhất là trong công tác xây dựng Đảng, kết nối hai nền kinh tế. Ngày 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh. Ông Vương Hộ Ninh bày tỏ tin tưởng rằng, quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước sẽ ngày càng tốt lên. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ HAI ĐẢNG, HAI NƯỚC VIỆT-TRUNG: Có đóng góp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn đại biểu Liên bang Nga do Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Pyotr Tolstoy dẫn đầu, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên bang Nga do Phó Chủ tịch Đảng Leonist Kalashnikov dẫn đầu viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: TTXVN

Trong dòng người xếp hàng dày đặc trên vỉa hè phố Yec Xanh giao với Trần Thánh Tông chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Thanh - một cựu thanh niên xung phong năm nay 70 tuổi - mồ hôi ướt đẫm áo. Từ 9h sáng, bà Thanh cùng bà Lan (hàng xóm, 64 tuổi) bắt xe buýt từ thị xã Sơn Tây xuống nội thành Hà Nội chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phải đi 3 tuyến xe buýt, khá nhiều thời gian, hai bà mới đến được khu vực quanh Nhà tang lễ Quốc gia để chờ đợi. Khi Ban tổ chức lễ tang bắt đầu bố trí cho người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Thanh và bà Lan vào xếp hàng. Chai nước mang theo đã uống hết, lại đông người, hai bà có dấu hiệu mệt. “Cậu có bánh hay kẹo gì đó không, cho bà ấy một chiếc”, một phụ nữ xếp hàng cùng bà Thanh nói với phóng viên Tiền Phong. Nhờ được tiếp sức từ hai chiếc bánh còn trong ba lô của phóng viên, bà Thanh, bà Lan “hồi sức” để tiếp tục xếp hàng chờ đợi. Lúc này, các tình nguyện viên cũng mang thêm nước đóng chai cho dòng người xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Bác ấy yêu nước, thương dân như thế, chúng tôi muốn đến để viếng, thắp hương, tiễn bác về nơi vĩnh hằng”, bà Thanh nói. Theo bà Thanh, trước đây, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, bà cũng xếp hàng chờ đợi để được vào viếng. Dịp lễ 2/9, bà Thanh và bà Lan cũng thường xuyên xếp hàng chờ vào Lăng để viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Chúng tôi tiếp tục xếp hàng, chắc lát nữa là vào được thôi”, bà Lan nói, rồi từ từ di chuyển theo dòng người tiến sang phố Trần Thánh Tông, mỗi lúc một gần với cổng Nhà tang lễ Quốc gia. Cũng giống bà Thanh, bà Lan, bà Nguyễn Thị Mưu (75 tuổi, Hải Phòng) quyết tâm đi thật sớm lên Hà Nội để chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dậy từ 3h sáng, bà cùng chồng và 2 người hàng xóm thuê taxi, vượt hơn 100km để lên Hà Nội. “Tôi vào đây tranh thủ ăn bát mì, xong rồi ra ngồi đợi tiếp để người khác vào ăn”, bà Mưu chia sẻ. Để được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Mưu chờ ở vườn hoa đối diện Nhà tang lễ Quốc gia từ 6h sáng. “Tiền xe cả đi, cả về chắc hết 1,6 triệu đồng”, bà Mưu nói. Theo bà, số tiền đó là khá lớn, nhưng là tiền đáng tiêu. Vượt qua những vất vả đường sá xa xôi để được viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Mưu nói, đây là hành động thể hiện tấm lòng của bà với “vị lãnh đạo có tâm, có tầm, hết lòng với dân với nước”. “Tôi nghĩ rằng, phải cố gắng lên thắp cho bác Nguyễn Phú Trọng nén hương”, bà Mưu xúc động nói. Bà Mưu cũng kể, trước đây, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, bà cùng hàng xóm cũng lên xếp hàng dài vài cây số để được vào viếng. Đó là nghĩa cử của những người dân như bà để thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với những vị lãnh đạo toàn tâm, toàn ý vì dân tộc, vì đất nước. NƯỚC MẮT TIỄN ĐƯA Có mặt từ sáng sớm để xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ sự xúc động khi chứng kiến tình cảm của nhân dân dành cho Tổng Bí thư. Theo ông Quốc, ông cha ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: Thước đo là lòng dân. “Chúng ta thấy bà con đến đây thể hiện rất rõ điều đó. Tình cảm của người dân là thước đo chính xác nhất”, ông Quốc nói. Theo ông Quốc, tình cảm của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “sẽ đánh thức lương tri, đánh thức trách nhiệm của không ít người”. “Đã có những tấm gương mà tại sao anh không làm? Người khác làm được sao anh không làm được?”, ông Quốc nhấn mạnh. Cũng như ông Quốc, hàng nghìn người dân đã đổ về các tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cùng với đó, nhiều người đã chọn tuyến phố nơi đoàn xe tang chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua để tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối. Họ mang theo hoa, ảnh Tổng Bí thư, cờ Tổ quốc. Nhiều người bật khóc tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc của đất nước, dân tộc về nơi an nghỉ cuối cùng. Chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, ông Phạm Đa Lộc (80 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) nói, ông nhờ người nhà chở lên khu vực gần Nhà tang lễ Quốc gia từ 5h sáng để chờ viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Lộc là cựu chiến binh, trên ngực đeo huy hiệu 55 năm tuổi Đảng. “Tôi đến tiễn vị lãnh đạo đồng niên - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, ông Lộc nói. Cùng ý nguyện, ông Chu Văn Dụng (84 tuổi) - một cựu chiến binh, cũng xếp hàng từ 6h sáng để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Tôi kính trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, nên dù phải chờ thêm tôi cũng cố gắng để vào chào ông ấy lần cuối”, ông Dụng khẳng định, dù thấm mệt bởi sức khoẻ không được tốt. TRƯỜNG PHONG Trong 2 ngày tổ chức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25-26/7), hàng chục nghìn người vượt mưa nắng, đêm tối, không nề hà mệt mỏi và đói, xếp hàng dài nhiều cây số, với niềm mong mỏi duy nhất là được vào Nhà tang lễ Quốc gia, thắp nén hương tiễn biệt vị lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. THỜI SỰ 5 n Thứ Bảy n Ngày 27/7/2024 Dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng 26/7 ẢNH: TRƯỜNG PHONG “Chúng tôi đến tiễn vị lãnh đạo vì nước, vì dân” Khi thấy chiếc xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Nhà tang lễ Quốc gia, chị Nguyễn Thị Sen (Cty Thoát nước Hà Nội) bật khóc. Trên tay chị khi ấy là trang báo Tiền Phong có ảnh chân dung của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Tôi nghe được nhiều câu chuyện về Tổng Bí thư, thấy có những tâm nguyện của cụ chưa thực hiện được. Lúc ấy, tôi nghĩ đến điều đó, rồi bật khóc”, chị Sen nói với phóng viên Tiền Phong. Chị Sen bảo, gần một tuần làm việc “đi sớm về muộn” quanh Nhà tang lễ Quốc gia phục vụ lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chị chứng kiến nhiều khoảnh khắc xúc động, chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động, đặc biệt là thấy được tình cảm lớn của nhân dân dành cho Tổng Bí thư. Hàng dài người xếp hàng, vượt qua nắng mưa, đêm tối để có cơ hội vào thắp hương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo chị Sen, điều đó – rất đặc biệt. Chị Nguyễn Thị Sen (Cty Thoát nước Hà Nội) bật khóc khi tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. ẢNH: HOÀNG MẠNH THẮNG Bà Thanh (thứ 3 từ trái sang) trong dòng người vào viếng Tổng Bí thư ẢNH: DƯƠNG TRIỀU

6 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 27/7/2024 Sáng qua, trong dòng người đến thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), có thầy Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên giáo viên Trường Nguyễn Gia Thiều, người sáng lập ra hệ thống giáo dục Nguyễn Siêu, Cầu Giấy, Hà Nội cùng các thầy cô giáo Trường Nguyễn Siêu đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thầy Vĩnh từng là thầy giáo dạy môn Mác Lênin năm lớp 10 của Tổng Bí thư tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Ông nhớ, đó là những năm 1958-1960. Ánh mắt rưng rưng xúc động, thầy giáo Nguyễn Trọng Vĩnh kể, thuở còn đi học, Tổng Bí thư là một người vô cùng hiền lành, chăm chỉ và lễ phép với thầy cô giáo. Sau này, khi ở vị trí lãnh đạo, học trò và thầy vẫn luôn có sự gắn bó thân thiết. Tiễn học trò về cõi vĩnh hằng, thầy Vĩnh xúc động ghi vào sổ tang những lời từ đáy lòng: “vô cùng thương tiếc anh Nguyễn Phú Trọng, người Cộng sản kiên cường trong đấu tranh vì sự nghiệp xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trọn cuộc đời cống hiến cho nước nhà, anh kiên định lấy xây dựng con người làm gốc, quan tâm sâu sắc đến các thầy cô giáo và các cháu học sinh. Tôi không thể nào quên những chia sẻ ân cần, chí tình, chí nghĩa của anh dành cho thầy trò chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ để xây dựng sự nghiệp trồng người, đào tạo học sinh trở thành những công dân hữu ích...” TỔNG BÍ THƯ “ GIỎI MÔN VĂN, MÊ DÒNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG…” Đi cùng thầy Vĩnh tiễn đưa học trò ưu tú hôm qua còn có người bạn đời là cô Dương Thị Thịnh, cũng là bạn học cùng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều với Tổng Bí thư. Cô Thịnh nghẹn ngào: “Dẫu biết đời người là hữu hạn/ Mà sao lòng vẫn trĩu đau buồn/ Hôm nay sang quê nhà Đông Hội/ Tiễn người anh về cõi Tây phương...”. Trong ký ức của cô, sinh thời, “đàn anh” Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng là ngoan và học giỏi đứng top đầu các bạn cùng trang lứa. Trong cuốn kỷ yếu “Lứa học trò thuở ấy”, chân dung Tổng Bí thư những năm tháng tới trường hiện lên: “Hồi ấy, bất cứ cuộc thi nào, trường Nguyễn Gia Thiều cũng xếp trên các trường danh tiếng trong nội thành. Anh Trọng là một cái tên thường có trong các kì thi học sinh giỏi của thành phố. Anh giỏi môn Văn, mê dòng văn học cách mạng, yêu say đắm tác giả Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Khi đang học lớp 10, anh đã từng làm cho bạn bè “tròn mắt” với bài thuyết trình dài trong các buổi ngoại khóa, về một đề tài xã hội mà cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” ít ai quan tâm, đó là: thân phận của người nông dân trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng… Thì ra, ngay từ thuở ấy anh đã thấm cái đau của nỗi đau con người, khắc khoải cái khắc khoải của lương tri: tốt - xấu, mất - còn…”, cô Thịnh kể. Cô Thịnh cũng nhớ lại, tháng 11/2004, Tổng Bí thư khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội đã về thăm trường Nguyễn Siêu nhân dịp 20/11 và chia sẻ, dặn dò, động viên thầy trò nhà trường với những lời sâu sắc, tâm huyết với giáo dục. Tổng Bí thư đã dành lời khen ngợi về trường, trước hết là hướng đi “rất đúng” khi chú trọng dạy học toàn diện, chú trọng đạo đức, dạy từ đường ăn nết ở chứ không phải dạy cái gì cao xa. Rồi ngay cách thay đổi tên gọi học sinh từ “em” sang “con” cũng là một cách sáng tạo, gần gũi”, cô Thịnh nhớ lại từng lời chia sẻ đầy tâm huyết của Tổng Bí thư trong buổi về thăm trường. Không chỉ khen ngợi nhà trường, Tổng Bí thư cũng nhắn nhủ Ban giám hiệu và đội ngũ thầy cô giáo nhà trường: “không nên bằng lòng với những gì đạt được vì trước mắt còn nhiều khó khăn. Phải luôn luôn không bằng lòng thì mới tiến lên được, còn cho là mình đã tuyệt vời rồi thì sẽ thụt lùi lúc nào không biết”. Còn trong kí ức của thầy Nguyễn Kim Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình, quận Ba Đình (Hà Nội) vẫn không thể nào quên ngày Tổng Bí thư khi đó là Chủ tịch Quốc hội về thăm trường. Đó là vào một buổi sáng, khi đi tiếp xúc cử tri, ông cùng đoàn đã đến thăm thầy trò. Năm đó, trường THCS Ba Đình vừa được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia nên từ thầy cô, nhân viên ai cũng vui tươi, phấn chấn. Thầy Dũng nhớ lại, khi đến thăm trường, ông ra ngoài sân ngắm nhìn cảnh quan rồi khen: “trường của thầy cô khang trang, sạch đẹp”. Lên phòng truyền thống, bác căn dặn: “trường có nhiều thành tích tốt nhưng vẫn phải luôn cố gắng; các thầy cô tích cực xây dựng nhà trường, đào tạo đội ngũ giáo viên, chú ý chăm lo chu đáo cho học sinh”. Khi đó, Ban giám hiệu và thầy cô giáo ai cũng ghi nhớ lời dạy của ông để cùng với việc cạnh dạy dỗ là chú ý chăm lo chu đáo cho học sinh. Khi hay tin Tổng Bí thư mất, thầy Dũng bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn bởi ông là một vị lãnh đạo mẫu mực, giản dị, gần gũi với dân. HÀ LINH Ngày 26/7, cùng với nhân dân cả nước, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum vượt đường sá xa xôi, mưa gió đến nhà rông tưởng nhớ, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại nhà rông của các thôn, cờ rủ, di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được treo ở vị trí trang trọng. Người dân xếp hàng ngay ngắn lắng nghe bí thư chi bộ, trưởng thôn điểm lại những công lao to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đất nước giàu mạnh, uy tín quốc tế được nâng tầm. Sau đó, các thôn tổ chức đánh chiêng, trống thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ. Trước cờ rủ, người dân dành 1 phút tưởng niệm đối với Tổng Bí thư. Tại thôn Kon Pia (xã Đăk Hà), nhiều người có mặt từ rất sớm để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông A Điệp, trưởng thôn xúc động: “Người dân trong thôn vô cùng quý mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng. Dù chỉ được thấy qua ti vi nhưng phong thái, lời nói, hành động của ông khiến ai cũng nể trọng. Bà con hứa cùng nhau đoàn kết, xây dựng thôn giàu mạnh”. Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, huyện có 11 xã, 86 thôn làng (95% người đồng bào Xơ Đăng). Trong đó, có 8 xã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Theo ông Mạnh, trong hai cuộc kháng chiến, đồng bào Xơ Đăng một lòng theo Đảng và có đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng. Đến thời bình, bà con hết lòng tin yêu Đảng, luôn đoàn kết gắn bó keo sơn. Ông Mạnh cho hay, thông qua các chính sách chăm lo cho người dân tộc thiểu số, đồng bào Xơ Đăng cảm nhận rõ sự yêu thương to lớn mà Tổng Bí thư dành cho họ. Vì thế, khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đồng bào Xơ Đăng nói riêng, cả nước nói chung vô cùng đau buồn, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Người dân có nguyện vọng được tưởng nhớ, tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ, như là cách thể hiện sự biết ơn, mến mộ đối với ông. TIỀN LÊ Khi đến thăm trường học, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn căn dặn, động viên thầy cô không ngừng nỗ lực, nếu không sẽ bị thụt lùi, đồng thời phải quan tâm chăm lo chu đáo cho học sinh. Thầy Nguyễn Trọng Vĩnh được dìu đến thắp hương tiễn biệt người học trò Nguyễn Phú Trọng Người dân Xơ Đăng thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng KHẮC GHI LỜI DẠY CỦA TỔNG BÍ THƯ: Chăm lo chu đáo cho học sinh Đồng bào Xơ Đăng tiễn biệt Tổng Bí thư Hơn 5,6 vạn lượt người đến viếng Tổng Bí thư tại quê nhà Trong ngày 26/7, tại làng Lại Đà, dòng người đến viếng Tổng Bí thư vẫn rất đông. Bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, trong 2 ngày 25-26/7, đã có 1.588 đoàn (với 56.600 lượt người) đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà. Người dân đến từ các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, TP Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, Kiên Giang. “Người dân đến viếng tại quê nhà Tổng Bí thư với một tình cảm kính trọng và niềm thương tiếc vô hạn. Họ đến quê hương Tổng Bí thư trong trang phục, tư thế trang nghiêm, xếp hàng rất trật tự. Ban Tổ chức, đoàn viên thanh niên trong huyện, cũng như người dân làng Lại Đà đã hỗ trợ, cung cấp nước uống, bánh và tạo điều kiện để người dân vào viếng Tổng Bí thư. TIỀN LÊ Hình ảnh người dân xếp hàng từ nhiều địa phương đến quê hương Tổng Bí thư để kính viếng!

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==