Tiền lẻ găm đầy di tích

Dù Bộ Văn hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc sử dụng tiền mệnh giá nhỏ trong hoạt động tín ngưỡng, lễ hội, các ban quản lý di tích cũng liên tục nhắc nhở, nhưng tiền lẻ vẫn được cài cắm vào tượng, linh vật ở các đền, chùa.
Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 1

Núi Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Từ đầu năm mới tới nay, ngôi chùa Đồng nằm trên đỉnh núi ở độ cao 1.068 m so với mực nước biển, là đích đến của hàng nghìn du khách mỗi ngày. Sau khi chinh phục được núi Yên Tử, đến được ngôi chùa Đồng nổi tiếng, nhiều du khách đã bất chấp nguy hiểm trèo lên cài cắm tiền lẻ vào khe mái chùa.

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 2

Một góc mái chùa Đồng với la liệt những đồng tiền mệnh giá nhỏ. 

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 3

Tại An Kỳ Sinh thuộc quần thể di tích Yên Tử, rất nhiều người dân đã cài cắm tiền lẻ vào, nhiều nhất là tờ 500, 1.000 và 2.000 đồng.

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 4

Đền thờ bà Chúa Kho (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) dịp Tết Ất Mùi rất đông khách thập phương. Khách đi lễ rải tiền lẻ vào cung cấm nhiều đến mức nhà đền phải đặt các thùng nhựa lớn để thu gom.

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 5

Phía trước cung cấm đền thờ bà Chúa Kho luôn có người khấn vái, trên tay cầm sẵn tiền lẻ để thả vào bên trong. 

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 6

Ngoài cung cấm, người đi lễ đặt tiền lẻ ở rất nhiều ban thờ tại đền bà Chúa Kho, dù nhà đền đã cử người nhắc nhở.

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 7

Phủ Tây Hồ (Hà Nội) thờ Liễu Hạnh công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Vào những ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Ất Mùi, rất đông dân công sở rủ nhau đi lễ phủ.

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 8

Trong các mâm lễ và ban thờ, người dân đặt rất nhiều tiền lẻ. Những người làm trong phủ phải đi thu gom.

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 9

Năm nay, tại phủ Tây Hồ không có hiện tượng cài cắm tiền lẻ vào tay các tượng, nhưng việc đặt tiền ở chân tượng như thế này không giảm.

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 10

Tiền lẻ vây quanh tượng rùa vàng trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) ngày mùng 2 Tết. Dù tượng đã được đặt trong lồng kính, người đi lễ vẫn cố tìm cách nhét tiền qua các khe hở. Lồng kính cố định, không tiện tháo để lấy tiền lẻ khiến "cụ rùa" phải chịu cảnh ngập trong tiền lẻ.

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 11

Tại đền Phủ Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa), các tượng linh vật ngoài trời cũng bị người dân cài tiền vào. 

Tiền lẻ găm đầy di tích ảnh 12

Trước đó ngày 12/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn yêu cầu các Sở Văn hóa, Ban quản lý di tích cần tiếp tục phối hợp tuyên truyền, chấn chỉnh các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc sử dụng, lưu thông đồng tiền Việt Nam đảm bảo an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội tại các di tích, công trình tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội. Hoạt động dịch vụ về đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch trong khuôn viên di tích, lễ hội cần được rà soát, loại bỏ.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.