Tiêm vắc – xin thủy đậu khi nào tốt nhất?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Tiêm vắc - xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng thủy đậu. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.

Thủy đậu có tính lây nhiễm rất cao. Có đến 90% trẻ em mắc bệnh trong giai đoạn 1- 10 tuổi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mà trẻ em rất khó tránh khỏi nếu chưa được chủng ngừa bằng vắc- xin.

Rất nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi nhìn thấy đứa trẻ bên cạnh nhà bị thủy đậu mới hốt hoảng mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.

Tiêm vắc - xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng thủy đậu. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.

Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu.
Tốt nhất là thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước mùa trước khi mùa bệnh (trước tháng 2 hàng năm) xảy ra. Nếu con bạn chưa được tiêm phòng thủy đậu, đây chính là lúc tốt nhất để chủng ngừa.

 Lưu ý khi tiêm phòng:

Theo khuyến cáo của Uỷ ban an toàn Tư vấn Tiêm chủng của Hoa Kỳ vào tháng 6/2007, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa. Còn đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Hiện tại, bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng và có thể gây thành dịch, do đó các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi chủng ngừa ngay trước khi trẻ bị lây nhiễm trong trường học. Cách phòng bệnh (thủy đậu nói riêng và các bệnh có vắc-xin phòng ngừa nói chung), tốt nhất là các bậc phụ huynh nên cho trẻ chủng ngừa bệnh thường quy theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo không tiêm vắc – xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Người mẫn cảm với các thành phần của vắc - xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai cũng không được tiêm vắc -xin này và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi tiêm.

MỚI - NÓNG