Tiềm năng giao thương xuất nhập khẩu thực phẩm, nông sản Việt Nam – Hy Lạp

0:00 / 0:00
0:00
Là một nền kinh tế dựa trên dịch vụ và công nghiệp (cơ cấu kinh tế của Hy Lạp với dịch vụ chiếm 80,6%, công nghiệp 15,9% và nông nghiệp 3,5%), đồng thời là điểm nóng du lịch và cửa ngõ cho hơn 100 triệu người tiêu dùng ở Đông Nam Châu Âu, Hy Lạp là một thị trường năng động quanh năm với nhu cầu thực phẩm và đồ uống nhập khẩu cao. 

Ngoài ra, sự hồi phục của du lịch Hy Lạp sau đại dịch đang phát triển ở mức thậm chí cao hơn năm 2019 cũng là một bằng chứng cho thấy Hy Lạp đang mang lại cơ hội lớn cho các khoản đầu tư và kinh doanh.

Với vị trí địa lý nằm ở Đông – Nam Âu tiếp giáp Địa Trung Hải và gần khu vực Trung Đông, ẩm thực Hy Lạp đã bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa Trung Đông, Ý và Ottoman sử dụng nhiều loại gia vị để chế biến món ăn.

Bên cạnh đó, cũng như các quốc gia châu Âu, cà phê là thức uống không cồn được ưa chuộng nhất tại Hy Lạp. Đất nước này đứng ở vị trí thứ 15 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu trên thế giới, mức tiêu thụ bình quân đầu người là 5,5 kg/ người/ năm, nhiều hơn cả người Pháp, người Anh và người Mỹ.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), mà Hy Lạp là 1 thành viên của khối, sẽ giúp ngành F&B Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các nước khác trong các hoạt động xuất khẩu thâm nhập vào thị trường châu Âu thông qua cửa ngõ này.

Tiềm năng giao thương xuất nhập khẩu thực phẩm, nông sản Việt Nam – Hy Lạp ảnh 1

Thị trường thương mại và bán lẻ ngành Thực phẩm – Đồ uống tại Hy Lạp

Với hơn 15.000 doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, Hy Lạp là một thị trường phân phối và bán hàng toàn diện cho ngành thực phẩm và đồ uống đang liên tục phát triển. Nằm ở khu vực tiếp giáp với cả châu Âu, châu Á và châu Phi, có lợi thế kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu, Hy Lạp đóng vai trò là cầu nối để thâm nhập thị trường Đông Nam Âu và Đông Địa Trung Hải, cũng như khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Thực phẩm nhập khẩu đến Hy Lạp thông qua các nhà nhập khẩu, nhà phân phối và đại lý bản địa, thường là độc quyền bán hàng. Theo thói quen, các nhà nhập khẩu thực phẩm của Hy Lạp thích tham dự các triển lãm thương mại quốc tế để kết nối và gặp gỡ các nhà cung cấp mới.

Tiềm năng giao thương xuất nhập khẩu thực phẩm, nông sản Việt Nam – Hy Lạp ảnh 2

Cơ hội để bước vào thị trường thực phẩm – đồ uống Hy Lạp

Triển lãm Food Expo Greece diễn ra vào ngày 18 – 20 tháng 3 năm 2023 tại Metropolitan Expo, Athens, Hy Lạp là chương trình xúc tiến thương mại chuyên nghiệp lớn nhất và quan trọng nhất Hy Lạp cũng như khu vực Đông Âu - Nam Âu dành cho các doanh nghiệp Thực phẩm – Đồ uống muốn mở rộng kinh doanh vào Đông – Nam châu Âu, Trung Đông và vùng Balkan, đem đến các cơ hội gặp mặt trực tiếp với 850 nhà thu mua VIP sẽ được mời đến chương trình Hosted Buyer Program cũng như khoảng 32,000 khách tham quan thương mại (trong đó gần 70% đến từ các nước châu Âu) là các nhà phân phối, nhập khẩu, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ…. được dự kiến sẽ tham gia triển lãm năm 2023.

Trong triển lãm năm 2022, có hơn 28,600 lượt khách tham quan thương mại từ các ngành Bán lẻ, Bán buôn, Nhà hàng & Khách sạn, Dịch vụ ngành F&B… đến tìm kiếm các sản phẩm và đối tác mới. Trong đó, hơn 750 nhà thu mua VIP từ 83 thị trường đã được Ban tổ chức tài trợ chi phí đến tham gia các cuộc họp và giao dịch B2B với các nhà triển lãm

Xem thêm tại đây: https://bit.ly/FoodExpoGreece030

Để nhận thông tin về chương trình, vui lòng liên hệ đại diện tại Việt Nam của Ban tổ chức:

Maap Trade Co., Ltd.

project@maaptrade.com | +84 98 271 56 50

Tiềm năng giao thương xuất nhập khẩu thực phẩm, nông sản Việt Nam – Hy Lạp ảnh 3
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.