Tiêm kích J-20 Trung Quốc có thể đe dọa máy bay tàng hình Mỹ

Máy bay J-20 sẽ là mối đe dọa với Không quân Mỹ. Ảnh: Reuters.
Máy bay J-20 sẽ là mối đe dọa với Không quân Mỹ. Ảnh: Reuters.
Sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình J-20 là mối đe dọa nghiêm trọng cho ưu thế trên bầu trời của Mỹ nếu xảy ra xung đột tại Đông Á.

Trung Quốc hôm qua ra mắt tiêm kích tàng hình J-20, mẫu máy bay từng gây ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa trong giới quân sự thế giới từ khi xuất hiện vào năm 2010, theo CNN.

Được quảng bá là mẫu máy bay thế hệ 5 tối tân do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, có khả năng đọ sức ngang ngửa cùng các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ, câu hỏi mà giới phân tích quân sự đặt ra là J-20 sẽ đe dọa thế nào đến ưu thế trên không của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, cũng như cán cân quân sự tại Đông Á sẽ chuyền dịch ra sao với sự xuất hiện của loại máy bay này.

Nếu so sánh trực tiếp với máy bay F-22 và F-35 của Mỹ, J-20 thua kém rõ ràng về khả năng tàng hình. Cặp cánh trước tách rời, động cơ được che chắn kém, cánh dọc ổn định dưới thân đều làm tăng tiết diện radar của máy bay, giảm đáng kể khả năng tàng hình.

Trung Quốc cũng thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật trong chế tạo vật liệu hấp thụ sóng radar. Hơn nữa, J-20 Trung Quốc khó có thể được trang bị các hệ thống cảm biến hiện đại như của F-22 và F-35.

Các hệ thống cảm biến này đặc biệt quan trọng. Máy bay tàng hình Mỹ không chỉ nguy hiểm vì khó bị phát hiện trên radar, chúng còn mang lại khả năng nhận biết tình huống tuyệt vời cho phi công, giúp họ nắm bắt môi trường chiến đấu xung quanh mình tốt hơn.

Thua kém nhiều so với F-22 và F-35, nhưng J-20 vẫn có nhiều lợi thế hơn các đối thủ tới từ Mỹ.

Kích thước lớn giúp J-20 mang được nhiều nhiên liệu hơn, tăng tầm bay chiến đấu và giảm sự phụ thuộc vào máy bay tiếp dầu trên không. Khoang vũ khí trong thân J-20 cũng lớn hơn cả F-22 và F-35. Nó mang được những tên lửa lớn, có tầm bắn xa hoặc chở được nhiều vũ khí hơn máy bay Mỹ.

Cuối cùng, J-20 sẽ được sản xuất với số lượng lớn hơn F-22 và cả F-35, nếu ngân sách quốc phòng Trung Quốc được duy trì như hiện nay.

J-20 mang tới cho Không quân Trung Quốc (PLAAF) khả năng thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa nhằm vào hàng loạt căn cứ không quân, tàu sân bay, máy bay cảnh báo sớm và tiếp dầu. Đây đều là những thành phần quan trọng để Mỹ và đồng minh triển khai sức mạnh quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngay cả khi thua kém khả năng tàng hình so với F-22 và F-35, chiếc J-20 vẫn sẽ rất nguy hiểm nếu bay lẫn trong đội hình máy bay thông thường.

Đối với Mỹ, nó tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng nếu xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan hoặc nhóm đảo tranh chấp Senkaku trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, J-20 sẽ tạo nên sự xoay chuyển rất lớn trong cán cân quân sự tại khu vực Đông Á, giúp Trung Quốc có lợi thế trước Nhật Bản và Hàn Quốc.

Khi đi vào sản xuất và biên chế hàng loạt, J-20 sẽ là vũ khí vượt trội hoàn toàn so với các phiên bản Su-30 và Su-35 mà Trung Quốc đang vận hành, cây bút Justin Bronk của CNN kết luận.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.