Tích cực giải phóng than tồn kho

Tích cực giải phóng than tồn kho
Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp để giải phóng than tồn kho, song đến thời điểm này, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn đang tồn kho khoảng 8,6 triệu tấn than.

Vinacomin:

Tích cực giải phóng than tồn kho

> Vinacomin: Dự án Boxit dự báo khả thi
> Quý I, doanh thu Vinacomin đạt 24.000 tỷ đồng

Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp để giải phóng than tồn kho, song đến thời điểm này, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn đang tồn kho khoảng 8,6 triệu tấn than.

Theo báo cáo của Vinacomin, tháng 11 đã đào 28,3 ngàn mét lò, doanh thu tiêu thụ than ước đạt 5.202 tỷ đồng; sản xuất, tiêu thụ khoáng sản đạt 148 tỷ đồng... Đến hết tháng 11, Vinacomin sản xuất 38,8 triệu tấn than nguyên khai, đạt 83,6% kế hoạch năm và bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012; lượng than tồn kho khoảng 8,6 triệu tấn.

Tích cực giải phóng than tồn kho ảnh 1

Bộ Công Thương đánh giá, tình hình sản xuất, kinh doanh tháng 11 của Vinacomin có dấu hiệu khởi sắc, than tiêu thụ đã tăng so với tháng 10. Tuy nhiên, xuất khẩu than vẫn gặp nhiều khó khăn do tiêu thụ than thế giới và Trung Quốc giảm sút, chưa phục hồi cung vượt cầu nên thị trường than thế giới có sự cạnh tranh gay gắt. Theo ông Huỳnh Đắc Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương): Xuất khẩu than giảm một phần là do khó khăn về tiêu chuẩn chất lượng từ thị trường Trung Quốc.

Từ ngày 1/9 Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh lại thuế xuất khẩu than từ mức 13% xuống 10% và mức thuế suất mới này cũng chính thức được Bộ Tài chính ban hành tại thông tư 124/2013/TT-BTC.

Bên cạnh đó, mưa bão liên tục xảy ra trong tháng 10 và 11 cũng ảnh hưởng lớn tới công tác vận chuyển, tiêu thụ than (chủ yếu vận chuyển bằng đường biển) nên hoạt động tiêu thụ than của Vinacomin vẫn chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra.

Theo Vinacomin, việc Chính phủ tăng thuế xuất khẩu than từ 10% lên 13% từ đầu tháng 7/2013 đã tác động trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ. Cụ thể, trong tháng 7, lượng than xuất khẩu đạt 235.000 tấn, còn tháng 8 đạt 280.000 tấn (bình quân 6 tháng đầu năm đạt từ 1,3-1,4 triệu tấn).

Bên cạnh đó, trong quý III, lượng than bán cho các hộ tiêu thụ điện trong nước giảm do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vận hành hết công suất các nhà máy thủy điện, giảm phát công suất các nhà máy nhiệt điện đốt than. Ước tính của Bộ Công Thương, riêng tháng 8/2013, lượng than bán cho điện, xi măng, thép... giảm tới 25,5% so với tháng 7/2013 và giảm 25,3% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng, tiêu thụ than giảm 40,2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, lượng than đá xuất khẩu 8 tháng ước đạt 8,1 triệu tấn giảm 10,9% so với cùng kỳ.

Theo kế hoạch năm 2013, lượng sản xuất và tiêu thụ than ước đạt hơn 39 triệu tấn; trong đó ưu tiên đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 28-29 triệu tấn, còn lại xuất khẩu. Để hoàn thành kế hoạch được giao, tập đoàn đã có nhiều giải pháp nhằm ổn định sản xuất, đồng thời đề nghị giảm thuế xuất khẩu nên đã đẩy mạnh được tiêu thụ, giải quyết khó khăn, đảm bảo việc làm, thực hiện hoàn thành kế hoạch tiêu thụ 39 triệu tấn than trong năm nay. Đây là giải pháp tích cực giúp ngành than đẩy mạnh tiêu thụ và giải phóng hàng tồn kho.

Trong công tác tiêu thụ, tập đoàn sẽ bám sát yêu cầu của thị trường, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giao than và tiến độ giao hàng để ổn định sản xuất, việc làm và tồn kho hợp lý. Đồng thời, lãnh đạo Vinacomin đã yêu cầu các đơn vị thắt chặt chi phí và điều hành sản lượng than sản xuất, tiêu thụ một cách hợp lý.

Theo Thanh Hải
Báo Công Thương

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG