Văn nghệ trong nỗ lực thoát khỏi “Ao làng”

Tích cực đưa hình ảnh Việt Nam ra với thế giới

À Ố SHOW - tác phẩm của nhóm tác giả: đạo diễn Tuấn Lê, đạo diễn âm nhạc Nguyễn Nhất Lý, chỉ đạo nghệ thuật Nguyễn Lân Maurice và biên đạo múa Nguyễn Tấn Lộc.
À Ố SHOW - tác phẩm của nhóm tác giả: đạo diễn Tuấn Lê, đạo diễn âm nhạc Nguyễn Nhất Lý, chỉ đạo nghệ thuật Nguyễn Lân Maurice và biên đạo múa Nguyễn Tấn Lộc.
TP - Trong 7 số báo gần đây, TPCN đã đăng loạt bài cùng chủ đề “Văn nghệ trong nỗ lực thoát khỏi “Ao làng”. Đó là các bài “Văn chương Việt gian nan “xuất ngoại”, “Giới sưu tập, bảo tàng tranh thua ngay trên sân nhà”, “Nghệ thuật đương đại: Các khe cửa đều hẹp”, “Lớp học của người từng trả giá”, “Có tem Tây mới nên nổi”, “Lên núi, xuống phố rồi “sang bển”, “Phim Việt ra thế giới – đường xa vạn dặm?”.

Chuyên đề đã thu hút nhiều chuyên gia trong nghề, nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực: văn chương, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật đương đại, phim ảnh… tham gia. Nội dung không chỉ đề cập đến nỗ lực của nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ nhiều lĩnh vực trong cố gắng thoát khỏi “ao làng” mà còn đề cập đến hoạt động của các Hội nghề nghiệp như Hội Nhà văn, Hội Nghệ sĩ tạo hình, Hội Điện ảnh…

Nhìn lại một lượng thông tin phản ánh, chuyên gia, nghệ sĩ chia sẻ ý kiến, có thể thấy việc đưa tác phẩm văn chương, nghệ thuật ra khỏi biên giới nhằm quảng bá, mở ra cơ hội cho các văn nghệ sĩ trong nước hiện nay đang gặp khá nhiều vấn đề:

Rào cản từ cách làm việc của một số bộ phận trong các hội chuyên ngành. Tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài khi muốn tiếp cận với các văn nghệ sĩ, đa số họ không biết tìm ở đâu. Họ sẽ phải thông qua các hội. Theo một số văn nghệ sĩ, đây là một miếng đất màu mỡ để ban phát, cánh hẩu. Cũng có những người thực tài, người trẻ, người có tư duy sáng tác mới được giới thiệu. Nhưng cũng khá nhiều người được giới thiệu chỉ vì là người “ngoan ngoãn”, có “lợi ích nhóm”.

Tích cực đưa hình ảnh Việt Nam ra với thế giới ảnh 1 Photo: ..

Một số Hội, cơ quan nhà nước có thực hiện các chương trình quảng bá, dịch thuật, đưa triển lãm hay các chương trình nghệ thuật ra nước ngoài. Nhà nước cũng đã đầu tư khá nhiều cho hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động này còn nặng hình thức mà chưa tìm ra cách thức để có hiệu quả cao.

Nhiều ý kiến của các văn nghệ sĩ lại chỉ ra bất cập khi nghệ thuật chỉ chăm chăm hướng ngoại. Khi làm nghệ thuật chỉ với mục đích “đi Tây”, người nghệ sĩ có thể bị cuốn vào lối tư duy “chiều Tây”, làm mọi việc để được gắn “mác Tây”. Cũng có hiện tượng rào cản xuất hiện ngay từ những nhóm nghệ sĩ đã xây dựng được tên tuổi, và cũng có thế mạnh ngoại ngữ. Xuất phát điểm, họ là những người tiên phong. Sau một thời gian thành công, họ tự biến mình thành một cây đa cây đề, có quyền “ban phát”.

Nhưng những hạn chế nêu trên chỉ mang tính thời điểm. Nhìn vào xu hướng hội nhập của văn học nghệ thuật, vào nỗ lực của các cơ quan hữu quan và nỗ lực riêng của các văn nghệ sĩ, có thể thấy ngày càng nhiều các chương trình, vở diễn, triển lãm, tác phẩm văn chương được công diễn, xuất bản ở nước ngoài. Đây chính là một hình ảnh Việt Nam trong thời hiện đại, giúp thế giới hiểu hơn về đất nước và con người chúng ta.      

MỚI - NÓNG