Tích cực chuẩn bị Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ 3

0:00 / 0:00
0:00
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ 3 sẽ diễn ra tại Lai Châu vào cuối tháng 12 tới
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ 3 sẽ diễn ra tại Lai Châu vào cuối tháng 12 tới
TPO - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa làm việc với đoàn công tác của tỉnh Lai Châu về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ 3 năm 2021.

Sáng 2/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Nguyễn Tiến Dũng thông báo, tỉnh đang khẩn trương thực hiện kế hoạch tổ chức ngày hội. Sở VHTTDL Lai Châu đã tham mưu cho UBND tỉnh Lai Châu gửi thông báo đến các tỉnh tham gia Ngày hội; giao nhiệm vụ cho các tiểu ban nội dung, tuyên truyền khánh tiết và thi đua khen thưởng, hậu cần, an ninh... triển khai các hoạt động chuẩn bị cho Ngày hội. Đặc biệt, chú trọng việc đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Lai Châu hiện nay có trên 80% người dân trên 18 tuổi tiêm vắc xin mũi 1, trên 20% tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Trong thời gian tới, tỉnh quyết tâm tăng tỉ lệ người dân tiêm mũi 2. Tỉnh Lai Châu xác định thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, với quyết tâm tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ 3, các phương án tổ chức được xây dựng nhằm đảm bảo chống dịch theo quy định của Chính phủ.

Tích cực chuẩn bị Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ 3 ảnh 1

Đoàn làm việc của UBND tỉnh Lai Châu. Ảnh: VŨ MỪNG

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ 3 dự kiến được tổ chức trong 3 ngày, từ 24 – 26/12/2021 tại TP. Lai Châu, với sự tham gia của 13 tỉnh có đồng bào dân tộc Mông sinh sống gồm: Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk.

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông, bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, Ngày hội sẽ có nhiều nội dung như: Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Mông; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mông; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch của 13 tỉnh tham gia; thi giã bánh giầy; hoạt động thể thao quần chúng dân tộc Mông; hoạt động du lịch; không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, triển lãm đất và người tỉnh Lai Châu…

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu kiến nghị Bộ VHTTDL hỗ trợ công tác quảng bá Ngày hội. Tỉnh Lai Châu cũng đề nghị các tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch tham gia Ngày hội và kết nối với tỉnh Lai Châu thống nhất lựa chọn các lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa giới thiệu tại Ngày hội, tránh trùng lặp, tạo sự phong phú cho Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021 do tỉnh Lai Châu đăng cai.

Tích cực chuẩn bị Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ 3 ảnh 2

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy (giữa) cơ bản đồng ý với đề xuất của địa phương. Ảnh: VŨ MỪNG

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ 3 năm 2021 là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với tỉnh Lai Châu nói riêng và các địa phương tham gia nói chung. Đây là dịp để các tỉnh thành tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo tồn nét đẹp trong văn hóa dân tộc Mông; góp phần kích cầu du lịch, xây dựng và phát triển văn hóa truyền thống, con người Việt Nam tới bạn bè trong và ngoài nước; góp phần phát triển ngành du lịch và kinh tế - xã hội sau thời gian dài bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.