Cách đây 4.000 năm, người Trung Quốc đã dùng nấm hương để chế biến các món ăn cho các vị vua chúa và quan chức. Người Nhật cho rằng, nấm hương và mộc nhĩ là những dược liệu thần kỳ, giúp cho con người sống khỏe và sống thọ.
Theo thống kê, có khoảng 14.000 loại nấm, trong số đó chỉ có 3.000 loài nấm có thể ăn được và 700 loại nấm có tác dụng chữa bệnh và 1.400 loại nấm có độc gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia thuộc Trường Y Bloomberg (Mỹ), nấm ăn còn có tác dụng giảm cân.
Cung cấp lượng lớn kali
Đây là một loại vi chất quan trọng giúp làm giảm áp lực máu, hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ. Trong một chiếc nấm, lượng kali dồi dào hơn nhiều so với lượng kali có trong chuối và nước cam.
Ngoài ra, ăn một phần nấm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bổ sung từ 20- 40% hàm lượng đồng cần thiết cho cơ thể.
Không có chứa cholesterol
Nấm có chứa thành phần protein có lợi cho sức khỏe, nhưng lại không có chứa cholesterol và có chứa rất ít tinh bột. Ngoài ra, thành phần chất xơ và những enzyme có trong nấm có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm là nguồn dinh dưỡng quý giá, dồi dào đối với người béo phì, thừa cân nặng, mắc chứng bệnh tim mạch, mỡ máu…
Phòng ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt là hai chứng bệnh ung thư thường gặp ở nam giới và nữ giới, nhất là với những người ở trong độ tuổi trung niên.
Nấm là một trong những “vũ khí” giúp bạn có thể phòng tránh chứng bệnh ung thư hiệu quả do nó có chứa thành phần Beta – Glucan và Axit Linoleic là những chất kháng ung thư hiệu quả.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống hằng ngày cũng như việc lựa chọn thực phẩm cho các bữa ăn, vì nếu tuân thủ một chế độ ăn uống không khoa học thì sẽ là tiền nguyên nhân khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao.
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân mắc tiểu đường nên bổ sung nấm vào chế độ ăn uống của mình, vì với bệnh nhân mắc tiểu đường, nấm được mệnh danh như một loại “thực phẩm vàng” cho sức khỏe.
Nấm không có chứa chất béo, không cholesterol, rất ít tinh bột, có chứa hàm lượng protein cao, nhiều vitamin và khoáng chất. Nấm còn chứa rất nhiều nước và chất xơ.
Thêm vào đó, người ta còn tìm thấy trong nấm thành phần insulin tự nhiên và những enzymes có tác dụng phá vỡ liên kết của đường hoặc tinh bột từ trong thực phẩm.
Nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nấm có chứa những thành phần giúp hỗ trợ chức năng gan và các tuyến nội tiết. Điều này cũng mang lại những ích lợi sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
Thành phần của nấm
Trong 100 gram thành phần của nấm có chứa: Folate (Vitamin B9) - 16.0 mcg, Niacin (Vitamin B3) - 3.6 mg, Niacin (Vitamin B3) - 3.6 mg, Pantothenic Acid (Vitamin B5) - 1.5 mg, Riboflavin (Vitamin B2) - 0.4 mg, Thiamin (Vitamin B1) - 0.1 mg, Vitamin B6 - 0.1 mg, Copper - 0.3 mg, Iron - 0.5 mg, Magnesium - 9.0 mg, Phosphorus - 86.0 mg, Potassium - 318 mg, Selenium - 9.3 mcg, Zinc - 0.5 mg l Fiber
Nấm chứa nhiều nước (80 – 90%), rất ít calo.
Khổng Thu Hà
Theo OC & VI