> Một số triệu chứng không nên lơ là khi mang thai
1. Quả hạnh và các loại hạt
Hạt hướng dương và hạt vừng là một trong số những loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao. Bạn có thể đóng gói để tiện mang theo sử dụng hoặc rắc lên đĩa salad.
2. Ngũ cốc dạng cốm ăn liền
Ngũ cốc dạng cốm ăn liền là loại ngũ cốc ăn nhanh được tăng cường nhằm thúc đẩy lượng sắt của bạn. Chỉ với một khẩu phần ngũ cốc dạng cốm ăn liền, bạn có thể hấp thu khoảng 18 mg sắt. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thu thông thường là từ 10% đến 15% sắt thông qua chế độ ăn uống.
3. Lòng đỏ trứng
Trong khi trứng không phải là thực phẩm đứng đầu về chất sắt thì lòng đỏ trứng rất dồi dào chất sắt. Bạn hãy thử thưởng thức món rau chân vịt và trứng ốp-lếp cho bữa sáng nạp đầy chất sắt.
4. Rau chân vịt
Rau chân vịt là một loại rau củ đứng đầu về hàm lượng chất sắt mà bạn nên bổ sung mỗi ngày. Bạn có thể trộn thêm rau chân vịt với mỳ Ý và pho-mát ít béo hoặc làm món salad.
5. Thịt đỏ
Các loại thịt trong chế độ dinh dưỡng giúp bạn tích trữ một lượng sắt khá tốt cho cơ thể, đặc biệt là thịt bò. Bạn nên ăn thịt bò 3 bữa/1 tuần để cân bằng hàm lượng dinh dưỡng.
6. Hoa quả sấy
Hoa quả sấy chứa hàm lượng chất sắt nhiều hơn trái cây tươi. Bạn hãy thử ăn một số món ăn nhẹ giàu chất sắt như nho khô, đào, mơ và mận sấy.
7. Khoai tây
Khoai tây không chỉ dồi dào vitamin C và kali mà còn không chứa chất béo và cholesterol. Ngoài ra, khoai tây tăng cường khả năng hấp thu sắt.
8. Vitamin
Cơ thể bạn sẽ hấp thu chất sắt tốt hơn nếu bạn kết hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Hơn nữa, bạn nên đi khám sức khỏe để kiểm tra nồng độ vitamin D, giúp cơ thể hấp thu chất sắt tối ưu hơn.
Minh Châu
Theo Babble