Thực hiện chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình

Thực hiện chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình
Tổ chức Paz Y Desarrollo PyD (Tổ chức Hòa bình và Phát triển) của Tây Ban Nha tổ chức lễ phát động “Chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình”.

Đây là sự kiện mở đầu cho hàng loạt các hoạt động truyền thông thuộc dự án Phòng chống bạo lực gia đình với đối tượng mục tiêu là nam giới. Chiến dịch được thực hiện với mục đích tuyên truyền cho người dân nhận thức được các dạng hành vi bạo lực trong gia đình và những hành vi này cần được sự quan tâm của toàn xã hội và cần được lên án.

Song song với buổi phát động, dự án đã và đang triển khai các hoạt động truyền thông trực tiếp tới nam giới tại cộng đồng (qua các tuyên truyền viên ở thôn xóm). Đồng thời, các hình thức truyền thông khác cũng sẽ được thực hiện: chạy xe mô tô diễu hành cổ động; phát tờ rơi; chiếu phim quảng cáo và giáo dục; tuyên truyền qua đài phát thanh, loa phóng thanh và truyền hình.

Ngoài ra, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục còn được lồng ghép vào các sự kiện giải trí (thông qua các trận bóng đá giao hữu nhằm thu hút nam giới đến dự tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An). Theo kế hoạch, chiến dịch được thực hiện từ nay đến hết tháng 3/2009. khonk

Được biết, theo một điều tra về gia đình ở Việt Nam năm 2006, khoảng 21,2% các cặp vợ chồng cho biết họ đã trải qua một trong các hành vi bạo lực gia đình bao gồm bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục.

Cũng theo cuộc khảo sát này, khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình của bố mẹ thì 85,4% có tâm trạng buồn phiền và lo sợ; 20% sợ hãi; 8,5% không hiểu được bố mẹ và 4,2% không tôn trọng bố mẹ (thậm chí có 5,5% muốn bỏ nhà đi).

Còn theo một báo cáo khác về bạo lực gia đình của Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm 2007, tỷ lệ ly hôn liên quan tới bạo lực gia đình ở Việt Nam khá nghiêm trọng trong mấy năm gần đây. Các trường hợp ly hôn do bạo lực gia đình được thống kê chiếm tới 32% ở Hà Nội, 31% ở Hải Phòng và 10% ở TP Hồ Chí Minh.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.