Thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Từ số liệu khảo sát 53 dân tộc thiểu số mới đây, có thể thấy những thành tựu đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những tác động tích cực cho công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, bình đẳng giới trong dân tộc thiểu số còn một số hạn chế như tư tưởng định kiến giới vẫn tồn tại, phân công lao động trong gia đình đè nặng lên vai phụ nữ, tình trạng bạo lực giới vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn…

Các chương trình đã triển khai

Uỷ ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án, chính sách hoặc chủ trì thực hiện các nội dung liên quan đến bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi như: Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025, Đề án Hỗ trợ hoạt động vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 -2025…

Từ năm 2022, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó giai đoạn I (2021-2025) có 10 dự án. Dự án số 8 mang tên "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em". Tiểu dự án 9.2 có tên "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi"

Trong giai đoạn 2012 - 2020, uỷ ban đã phối hợp với nhiều bên - bao gồm cơ quan của Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UNWomen) tổ chức các lớp tập huấn nhằm chia sẻ, thảo luận những kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới…

Kết quả đạt được

Nhờ những nỗ lực trên, vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong mọi mặt của đời sống xã hội đã được nâng cao.

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% dân số cả nước. Tính đến tháng 10/2019, tổng dân số dân tộc thiểu số trên cả nước là hơn 14 triệu người, trong đó có 7 triệu người nam và 7 triệu người nữ.

Trong lĩnh vực chính trị, sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo được tăng cường. Số lượng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số là Uỷ viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội liên tục tăng qua các khoá gần đây. Nhiều cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.

Trong lĩnh vực kinh tế và lao động việc làm, phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếp cận các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc viết tiếng phổ thông là 81,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo còn thấp. Năm 2019, có 1.709 thạc sĩ là người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 5% so với tổng số khoảng 30.000 thạc sĩ tốt nghiệp hằng năm trên cả nước.

Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ, gần 6 triệu người dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh đạt khoảng trên 90%; tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai và sinh con tại cơ sở y tế tăng mạnh…

Trong lĩnh vực văn hoá thông tin, từ năm 2016 đến nay, đã chuyển phát 18 loại ấn phẩm báo, tạp chí với số lượng 51,2 triệu tờ, kênh VTV5 (Đài Truyền hình Việt Nam) sản xuất và phát sóng hầu hết các ngày trong tuần với 22 thứ tiếng dân tộc thiểu số, có hơn 16.000 điểm giao dịch bưu chính viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

Các hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình, các vấn đề về bình đẳng giới… đã được triển khai với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, thu hút sự quan tâm của nam và nữ giới. Nhiều hoạt động truyền thông, vận động được thực hiện bằng các hình thức sáng tạo, lồng ghép vào các chương trình/dự án khác đang triển khai tại vùng dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.