Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đánh giá dự án nhận chìm ở biển Bình Thuận

TPO - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng tới Bộ Tài nguyên Môi trường và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc nhận chìm vật chất ở biển Bình Thuận.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư về việc Bộ TN&MT cấp giấy phép nhận chìm ở biển Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng Bộ TN&MT xem xét, xử lý vấn đề trên đúng quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất tại vùng biển tỉnh Bình Thuận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 7732  ngày 24/7/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Trước đó, ngày 23/6/2017, Bộ TN&MT đã cấp Giấy phép số 1517/GP-BTNMT cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận).

Theo giấy phép, gần 1 triệu m3 vật chất nhận chìm là từ quá trình nạo vét vũng quay tàu và khu bến chuyên dùng, phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Trong đó, có 20% bùn, 80% cát, vỏ sò, cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích...

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.