Thủ tướng từ chức, Iraq chưa thoát hiểm

Ông Nuri al-Maliki (trái) và ông Haider al-Abadi. Ảnh: AP - Getty Images
Ông Nuri al-Maliki (trái) và ông Haider al-Abadi. Ảnh: AP - Getty Images
TP - Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki vừa tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập liên minh chính trị mới được kỳ vọng có thể dẹp yên lực lượng Hồi giáo dòng Sunni đang thắng thế ở nhiều khu vực và đe dọa thủ đô Baghdad. 

Kết thúc 8 năm cầm quyền gây chia rẽ sắc tộc, ông Maliki tiến cử ông Haider al-Abadi hôm 14/7. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Maliki nhấn mạnh mối đe dọa nghiêm trọng từ Nhà nước Hồi giáo - lực lượng nổi dậy đã chiếm được một vùng rộng lớn ở miền bắc Iraq.

“Hôm nay, tôi thông báo trước các bạn là để tạo thuận lợi cho tiến trình chính trị và thành lập một chính phủ mới. Sự rút lui của tôi là sự ủng hộ đối với người anh em Haider al-Abadi”, ông Maliki nói. 

Ngày 15/8, Liên Hợp Quốc và Mỹ hoan nghênh quyết định ngừng tái tranh cử nhiệm kỳ 3 của Thủ tướng Maliki, coi đây là quyết định bước ngoặt tạo thuận lợi cho tiến trình thành lập chính phủ mới ở Iraq, AP đưa tin.

Quyết định của ông Maliki có khả năng sẽ làm hài lòng cộng đồng người Sunni chiếm số ít, vốn có quyền quyết định các vấn đề của Iraq dưới thời nhà lãnh đạo Saddam Hussein.

Ông Maliki là một nhân vật ít người biết đến cho đến khi lên lãnh đạo vào năm 2006, với sự hậu thuẫn của Mỹ. 

Cho rằng mình có quyền lập chính phủ mới dựa trên kết quả bầu cử nghị viện cuối tháng 4, ông Maliki đã nhiều tháng chống lại sức ép phải từ chức từ cộng đồng người Sunni, người Kurd và cả người Shiite, cũng như từ Iran và Mỹ. Nhưng trong những ngày gần đây, khi thấy sự ủng hộ dành cho mình giảm rõ rệt, ông Maliki yêu cầu các tướng lĩnh quân đội tránh xa chính trị. 

Hôm 13/8, đảng Dawa của Thủ tướng Maliki tuyên bố ủng hộ ông Abadi và đề nghị các nghị sĩ làm việc với ông này để lập chính phủ mới. Lãnh đạo tinh thần tối cao của Iran Ayatollah, Đại giáo chủ Ali Khamenei, đã gửi lời chúc phúc cá nhân tới ông Abadi.

Hiểm họa

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice, khen ngợi quyết định của ông Maliki trong việc ủng hộ người được chỉ định thay thế mình là Phó Chủ tịch Quốc hội Abadi. Bà Rice nhấn mạnh rằng, nhiều nhà lãnh đạo thuộc các phe phái chính trị ở Iraq đã cam kết giúp ông Abadi lập chính phủ mới toàn diện hơn.

“Đây là những bước tiến triển đáng khuyến khích mà chúng tôi hy vọng có thể đưa Iraq sang một con đường mới và đoàn kết người dân chống lại mối đe dọa từ lực lượng Nhà nước Hồi giáo”, bà Rice nói. 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, “Mỹ sẵn sàng cộng tác với chính phủ toàn diện mới để đối phó hiểm họa” từ lực lượng Nhà nước Hồi giáo. Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ nói rằng, khi quyết định ông Maliki phải ra đi, chính quyền Mỹ sẽ hối thúc các chính trị gia Iraq có những bước đi như chấp nhận kết quả bầu cử, chỉ định thủ tướng. Nhưng quan chức này nói rằng, Mỹ chưa ủng hộ ứng viên nào. 

Ông Abadi được nhìn nhận là lãnh đạo Shiite ôn hòa, nên có cơ hội tốt hơn để cải thiện quan hệ với người Sunni. Nhưng nhiệm vụ khó khăn mà ông phải đối mặt là làm sao chặn đứng được đà tiến của phiến quân Nhà nước Hồi giáo.

Trước khi ông Maliki thông báo từ chức, Reuters dẫn lời một nhân vật hàng đầu trong cộng đồng người Sunni nói rằng, ông đã được Mỹ hứa giúp chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo. 

Bà Ahmed Khalaf al-Dulaimi, Tỉnh trưởng tỉnh Abar (trung tâm của người Sunni), nói rằng, bà đã gặp các quan chức ngoại giao và quân sự cấp cao của Mỹ, nhận được lời hứa rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ về không lực để chống lại các tay súng đang kiểm soát vùng sa mạc rộng lớn của tỉnh này và miền tây bắc Iraq.

Động thái đó có thể tái sinh quan hệ hợp tác giữa các bộ tộc Sunni với chính quyền do người Shiite đứng đầu và các lực lượng Mỹ - liên minh đã giúp đánh sập al-Qaeda ở Iraq vài năm trước. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ lời bà Dulaimi. 

Bị al-Qaeda từ bỏ vì quá cực đoan sau khi chiếm nhiều khu vực của Syria, lực lượng Nhà nước Hồi giáo tập trung vào việc chiếm lãnh thổ và lợi dụng chia rẽ giáo phái ở Iraq để chiếm quyền kiểm soát khu vực Fallujia và thủ phủ Ramadi của tỉnh Anbar hồi đầu năm nay. 

Trong khi mục tiêu chính của al-Qaeda là phá hủy phương Tây, lực lượng Nhà nước Hồi giáo đặt mục đích chiếm đóng lãnh thổ, nhằm lập nên một nhà nước chống lại thỏa thuận Sykes-Picot ký năm 1916 giữa Anh và Pháp nhằm phân chia đế chế Ottoman và xóa bỏ biên giới giữa các vùng đất Ảrập.

Theo Theo BBC, AP
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.