Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải sản xuất vắc-xin trong nước

0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các nhà khoa học, đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng COVID-19Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các nhà khoa học, đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng COVID-19Ảnh: Nhật Bắc
TP - Ngày 7/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin ở trong nước có tính chất chiến lược, phải thực hiện bằng được để chủ động nguồn vắc-xin tiêm chủng cho người dân và tiết kiệm kinh phí.

Làm việc với các nhà khoa học, đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến hai trụ cột của “chiến lược vắc-xin”; đó là mua được nhiều nhất, nhanh nhất, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin trong nước, cũng như tiêm chủng nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất cho người dân. Theo Thủ tướng, tất cả những công việc này phải tiến hành khẩn trương, “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Người đứng đầu Chính phủ nói rằng, việc tiếp cận nguồn vắc-xin trên thế giới không dễ dàng, ngân sách còn khó khăn, việc tiêm vắc-xin lại phải tiến hành định kỳ lâu dài theo tinh thần “sống chung an toàn với dịch bệnh”. Do đó, phải phát huy trí tuệ, bản lĩnh của người Việt Nam để nghiên cứu, sản xuất, chủ động được nguồn vắc-xin, nhất là khi virus có thể tiếp tục biến chủng, nhiều loại dịch bệnh khác có thể xuất hiện trong tương lai. Mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách với việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc-xin phải vừa mang tính xã hội, vừa mang tính thương mại.

Doanh nghiệp, em nhỏ, cụ già… cùng góp tiền

Theo số liệu từ Ban Quản lý Quỹ Vắc-xin phòng chống COVID-19, tính đến 15 giờ ngày 7/6, có 227.862 tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp với tổng giá trị quy đổi ra VND là 1.417 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi) và 4.553,88 tỷ đồng nhà tài trợ đã cam kết nhưng chưa chuyển tiền (tổng số: 5.978,88 tỷ đồng). Hàng trăm doanh nghiệp dù phải đối mặt khó khăn do tác động dịch bệnh, nhưng rất tích cực đóng góp cho Quỹ. Các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cam kết đóng góp 2.565 tỷ đồng. Ngành ngân hàng ủng hộ 1.300 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó đóng góp trực tiếp vào Quỹ Vắc-xin là 700 tỷ đồng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngay trong Lễ ra mắt Quỹ Vắc-xin phòng chống COVID-19, Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành ủng hộ 500 tỷ đồng, trở thành doanh nghiệp có mức đóng góp lớn nhất. Nhiều em nhỏ, cụ già cũng dành dụm tiền ăn sáng, học bổng, đập lợn tiết kiệm đóng góp mua vắc-xin. Tuần qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các địa phương liên tục tiếp nhận tiền ủng hộ của học sinh và phụ huynh. Giới nghệ sĩ cũng tích cực quyên góp, kêu gọi ủng hộ cho Quỹ.

Việt Linh

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất bằng được vắc-xin phòng COVID-19. Các bộ, ngành phải bám sát tình hình, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao để giải quyết, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc. Về huy động nguồn lực, Thủ tướng lưu ý, bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó hợp tác công - tư là chủ đạo, bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, áp dụng nhiều hình thức huy động nguồn lực tài chính, như Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19, với mục tiêu tất cả vì sức khỏe và sinh mạng của người dân, của cộng đồng.

Úc giúp Việt Nam tiếp cận vắc-xin

Chiều 7/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Hạ viện Úc Tony Smith nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia nói chung và quan hệ nghị viện hai nước nói riêng trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai bên tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc ở các cấp; tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, phấn đấu nhanh chóng nâng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều so với hiện nay; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, quân y, an ninh mạng, khoa học - công nghệ…

Chủ tịch Hạ viện Tony Smith bày tỏ nhất trí với các đề xuất của Chủ tịch Quốc hội. Úc đã cam kết viện trợ cho Việt Nam 40 triệu AUD để tiếp cận vắc-xin COVID-19.

THÀNH NAM

Thủ tướng yêu cầu phải có ngay cơ chế, chính sách để tập hợp, huy động và nâng cao trình độ để các nhà khoa học có động lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc-xin. Đặc biệt, phải khuyến khích cả về vật chất và tinh thần để các nhà khoa học phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm với cộng đồng và lòng say mê nghiên cứu. Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu rút ngắn thời gian thử nghiệm và đánh giá vắc-xin; nghiên cứu rút gọn quy trình cấp phép vắc-xin trên cơ sở thực tiễn và khoa học, bảo đảm an toàn, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, khách quan, chống tiêu cực. Thủ tướng giao Bộ KH&CN đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi để đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin, trong đó có vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ… Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung các cơ chế về tài chính.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.