Thủ tướng: Linh hoạt, sâu sát, đảm bảo an toàn, chất lượng năm học

0:00 / 0:00
0:00
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022.
TPO - Trước thềm năm học mới, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng GD&ĐT, ứng phó với đại dịch COVID-19.

Chỉ thị nêu rõ, dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành Giáo dục. Giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn cả về đời sống và trong hoạt động học tập, nhất là việc học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và sự phát triển của trẻ em, học sinh.

Ở nước ta, một số địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội, trong đó có học sinh, sinh viên và nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần; học sinh ở nhiều nơi chưa được tựu trường.

Sớm tiêm chủng cho học sinh các cấp

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa bảo đảm sức khoẻ, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục của từng cấp học, chương trình đào tạo. Những nơi an toàn trong phòng, chống dịch vẫn khai giảng bình thường như mọi năm.

Xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các địa phương, cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu của phương thức này. Quan tâm sâu sát, cụ thể đến điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2.

Phối hợp với Bộ Y tế, UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi; rà soát gửi Bộ Y tế cấp bổ sung và tiêm vắc xin cho tất cả giáo viên.

Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên

Hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp; xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và các năm tiếp theo, phù hợp với tình hình thực tiễn bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc của Thủ tướng với Bộ ngày 6/5/, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra tại cuộc làm việc.

Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên, có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm từng địa phương, từng vùng miền.

Có giải pháp tổng thể, thiết kế chính sách từ đào tạo - tuyển dụng - sử dụng nguồn nhân lực bảo đảm thực chất, đào tạo gắn với nhu cầu tuyển dụng xã hội, kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục góp phần đạt được mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thu hút nhân tài, “học đi đôi với hành”, nhanh chóng khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Thiết kế chương trình học bảo đảm tăng cường kiến thức, kỹ năng sống; giảm tình trạng dạy thêm học thêm; biên soạn, phân phối, hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo bảo đảm khoa học, công khai, minh bạch, tránh dư luận không tốt, bảo đảm không để học sinh nào thiếu sách học; sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.