Theo đó, Thủ tướng giao ĐHQGHN là cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm với mục tiêu là: Xây dựng và cung cấp tri thức cơ bản, tổng hợp về điều kiện tự nhiên, con người và văn hoá, xã hội góp phần phát triển khoa học, giao dục và nâng cao dan trí, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh thông qua hình thành cơ sở dữ liệu ở dạng sách số (digital book) và bộ sách in Địa chí Quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam bao gồm các nội dung sau: Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia về các lĩnh vực: Vị trí, địa giới, lãnh thổ - lãnh hải; địa lý, địa chất và tài nguyên; sinh vật, nông học và môi trường; hệ thống hành chính; nhân chủng, tộc người và dân cư; hệ thống chính trị và tổ chức xã hội; pháp luật; quân sự và quốc phòng; ngoại giao; kinh tế; lịch sử; văn hoá, văn học ngôn ngữ và văn tự; nghệ thuật và kiến trúc; tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; y dược; giao thông – vận tải…
Xây dựng cơ sở dữ liệu ở dạng sách in và sách số hoá đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu thông tin tri thức cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
Xây dựng bộ Atlas Địa chí Quốc gia;
Nghiên cứu, đề xuất bộ quy chuẩn xây dựng Đại chí;
Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức địa chí cho cán bộ quản lý, khai thác và sử dụng địa chí tại các địa phương và các bộ, ngành trong cả nước.
Dự kiến các sản phẩm của Nhiệm vụ gồm có: Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam, Cơ sở dữ liệu số về Địa chí Quốc gia Việt Nam, Bộ Atlas địa chí Quốc gia và trang thông tin điện tử về Địa chí Quốc gia.
Thời gian thực hiện nhiệm vụ trong vòng 5 năm bắt đầu từ năm 2018 đến hết năm 2022.