Thứ trưởng Tài chính: Sẽ tiếp tục cưỡng chế truy thu thuế Uber

Biện pháp cưỡng chế truy thu thuế với Uber sẽ tiếp tục được cơ quan thuế thực hiện.
Biện pháp cưỡng chế truy thu thuế với Uber sẽ tiếp tục được cơ quan thuế thực hiện.
Ngành thuế đã yêu cầu 5 ngân hàng lớn cưỡng chế tài khoản của Uber B.V nhưng theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, việc cưỡng chế này cũng "đang gặp khó". 

Thông tin này được bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính chia sẻ tại họp báo Chính phủ chiều 2/2.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, tới 31/12/2017, Uber đã nộp hơn 13 tỷ đồng, khoảng 1/4 số bị truy thu. Sau đó Cục thuế TP HCM đã gửi văn bản yêu cầu 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn là Vietcombank, Eximbank, Sacombank, ACB, VietinBank thực hiện cưỡng chế tài khoản Uber B.V.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Mai cho hay, do công ty Uber không mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, nên việc Cục thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế “trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành” đang gặp khó, và phải rà soát về pháp lý để chắc chắn được thực hiện."Biện pháp cưỡng chế này đã được quy định tại Luật quản lý thuế. Tổng cục thuế đang rà soát, xem xét về pháp lý và có hướng dẫn cho Cục thuế để thực hiện theo quy định pháp luật", Thứ trưởng Vũ Thị Mai chia sẻ.

66,68 tỷ đồng này là số tiền truy thu mà Cục Thuế TP HCM đã ra quyết định truy thu hồi đầu tháng 9/2017. Tuy nhiên Uber đã liên tục trì hoãn và khiếu nại lên Tổng Cục Thuế và Bộ Tài Chính.

Bộ Tài chính cũng đã có văn bản trả lời chính thức, theo đó bác khiếu nại của Uber B.V Hà Lan. Sau đó, ngày 13/12, Cục Thuế TP HCM đã ra tối hậu thư yêu cầu Uber B.V nộp khoản thuế trên trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, hết thời hạn Uber B.V mới nộp 13,3 tỷ đồng, phần còn lại công ty này cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại và cân nhắc khởi kiện ra tòa. Mới đây, Toà án nhân dân TP HCM vừa có quyết định đình chỉ vụ kiện của Uber với Cục thuế thành phố.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.