Thứ trưởng Bộ Y tế nói về nguyên nhân chính các ca mắc COVID-19 ở Việt Nam

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Theo Bộ Y tế, tổng hợp sơ bộ trong số những bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 đã được ghi nhận thì 70% là số ca mang mầm bệnh từ nước ngoài về.

Theo Bộ Y tế, tính đến 9 giờ ngày 30/3/2020, thế giới đã ghi nhận 721.330 người mắc, 32.956 người tử vong. Có 200 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19.

Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 8.847, số ca tử vong là 231.

Việt Nam đứng thứ 88/200 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN. Đến thời điểm hiện tại Việt Nam ghi nhận194 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên- Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tại Việt Nam, việc lây truyền dịch bệnh này phụ thuộc 3 yếu tố: yếu tố thứ nhất là người mang dịch từ nước ngoài về. Tổng hợp sơ bộ, trong số những bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 đã được ghi nhận thì 70% là số ca mang mầm bệnh từ nước ngoài về.

Yếu tố thứ 2 là sự phát hiện người bệnh nhiễm virus và thực hiện cách ly. Nếu phát hiện sớm, cách ly kip thời thì sự lây nhiễm ra cộng đồng hạn chế.

Yếu tố thứ 3 là phụ thuộc vào điều trị bệnh nhân nhiễm, điều này liên quan lây nhiễm trong cơ sở điều trị bệnh nhân.

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, dịch COVID-19 tại Việt Nam đã chuyển sang cấp độ 3. Vì thế, thứ trưởng yêu cầu tuyến y tế cơ sở tập trung giải quyết 2 vấn đề: phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và hạn chế lây ra cộng đồng. Thực tế, thời gian qua các lực lượng đã đi từng ngõ, gõ từng nhà để phát hiện từng trường hợp, đã lập được danh sách các trường hợp đi từ nước ngoài về, đã ở cộng đồng dân cư từ ngày 8/3.

Khi đã có danh sách đối tượng thì vấn đề phát hiện ca nhiễm tại cộng đồng hết sức quan trọng. “Vai trò của y tế cơ sở là hết sức quan trọng, góp phần vào sự thành công của công tác chống dịch COVID-19”- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.