Hướng tới Việt dã toàn quốc và marathon giải báo Tiền Phong lần thứ 59-2018

Thử thách mới của dân chạy bộ phong trào

Một buổi tập sức mạnh của một số thành viên CLB chạy SRC.
Một buổi tập sức mạnh của một số thành viên CLB chạy SRC.
TP - LTS: Tiền Phong xin giới thiệu chia sẻ của một “người trong cuộc” về phong trào chạy bộ ở Việt Nam và cảm nhận về giải đấu thể thao gần tròn 60 năm tuổi do báo Tiền Phong phối hợp tổ chức.

Cần phải nói, giải Việt dã Tiền Phong là một giải uy tín và lâu đời của hệ thống giải chạy việt dã tại Việt Nam. Trước năm 2017, giải chỉ dành riêng cho những VĐV chuyên nghiệp, từ các đội tuyển của tỉnh, thành, ngành. Nếu tính cự ly marathon thì số lượng tham gia là khá ít, chừng độ dưới 20 người. Như thế hầu như rất ít tiếng vang trong giới chạy bộ phong trào đang lớn mạnh rất nhanh ở Việt Nam.

Tôi còn nhớ “bình minh” của phong trào chạy bộ Việt Nam là vào những năm 2012, 2013. Hầu như không có giải chạy nào ngoài giải Sông Hồng Half Marathon (được tổ chức bởi các bạn nước ngoài tại Hà Nội), giải HCMC Run cũng chỉ có cự ly 21 km. Giải lớn nhất có lẽ là Danang International Marathon, là nơi hội tụ của giới chạy bộ của ba miền, của các hội, nhóm chạy bộ nổi tiếng khắp nước như LDR, VRF, DNR và SRC.

Trong những năm gần đây, có khá nhiều giải marathon đạt chuẩn quốc tế và số người tập luyện marathon cũng tăng dần theo hàng năm. Trong năm 2018 có thể nói là các giải nhiều kỷ lục. Ngay tháng ba và tháng tư, ngoài giải Tiền Phong còn có 3 giải khác: Dalat Ultra Trail (17/03), Halong Bay Marathon (1/4/2018), giải LDR Half Marathon (31/3) tại Hà Nội. VĐV có rất nhiều lựa chọn và như vậy các nhà tổ chức cần phải phấn đấu hơn nữa để cạnh tranh, thu hút các VĐV tham dự.

Năm 2017, đánh dấu bước chuyển biến của giải Việt dã báo Tiền Phong khi cho phép các VĐV phong trào tham gia. Năm 2018, có 150 VĐV đăng ký tham dự nội dung marathon, tăng gấp 5 lần so với năm 2017, trong đó có tới 130 VĐV thi đấu ở hệ phong trào.

Trong số 130 VĐV hệ phong trào, số lượng tham gia đông nhất phải kể đến là những thành viên của CLB Sunday Running Club (SRC). SRC là một trong những CLB đầu tiên của giới chạy bộ phong trào, vừa tròn 5 tuổi, đánh dấu một chặng đường khó khăn, vất vả nhưng không kém phần hào hùng của lịch sử phong trào chạy bộ ở Việt Nam nói chung và ở TP Hồ Chí Minh nói riêng.

SRC có hơn 6.000 thành viên tham gia nhóm và hàng trăm thành viên luyện tập chung với nhau hàng tuần. Ngoài ra, SRC đã tổ chức thành công các cuộc chạy marathon như Cần Giờ, Long Hải, các giải chạy ở Thác Mai, Ultra Thảo Điền. SRC đã tạo ra một cú hích cho phòng trào chạy bộ ở TPHCM sau đó lan rộng ra cả nước. Chạy bộ đã trở thành niềm đam mê và lối sống của một bộ phận không nhỏ người Việt.

Điểm khác biệt lớn của SRC so với nhóm chạy bộ khác là triết lý tóm gọn trong slogan của nhóm Chia sẻ (Sharing), Trách nhiệm (Responsible) và Kết nối (Connecting). SRC kết nối tất cả những ai có cùng đam mê, chia sẻ các kinh nghiệm và trải nghiệm trong việc chạy bộ, và thực hiện các công việc từ thiện như hiến máu hay gây quỹ Chắp cánh ước mơ cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Cần Giờ (TPHCM),…

Việc BTC Việt dã toàn quốc và marathon giải báo Tiền Phong mở rộng “sân chơi”, hướng tới mục tiêu “phục vụ người chạy” và tương tác tích cực với giới VĐV phong trào đã gây được sự chú ý trong cộng đồng chạy bộ. Tuy nhiên, việc hệ thống thi đấu chưa phù hợp với phong trào, như không có cự ly 21km, thiếu cự ly 10km cho nữ cản trở không ít VĐV đến với giải. Dù vậy, cơ hội có thử thách mới trên đường chạy khi được “so găng” với những VĐV chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam đã hút nhiều tên tuổi đình đám của giới chạy bộ phong trào đến với giải.

Về hệ marathon phong trào, những khuôn mặt nổi bật có thể kể đến là Đỗ Thị Nguyệt và “bầu” Phương (Nguyễn Tiểu Phương, 45 tuổi). Tiểu Phương hiện là HLV thể dục tại một trung tâm thể dục có tiếng tại TPHCM và rất đam mê chạy bộ, sở hữu bộ sưu tập khổng lồ các giải thưởng, kỷ niệm chương các giải chạy trong nước và quốc tế. Cô cũng là một trong những nữ VĐV Việt Nam đầu tiên vừa đạt tiêu chuẩn tham gia giải Marathon Boston danh giá sau khi hoàn thành đường đua Phoenix-Mesa Marathon với thành tích 3:52:11.

Các VĐV nam phong trào thì có vẻ ít “nổi tiếng” hơn. Tuy nhiên, có thể điểm mặt vài khuôn mặt sáng giá là Đan Quyết (3:10 ở giải Tiền Phong 2017), anh chàng “Điện gió” Đàm Hồng Phong (SRC) hay Tiến Hùng, chàng trai đến từ miền đất Tổ thường xuyên có mặt trên bục podium (bục trao giải) ở những giải chạy gần đây. Điều thú vị là những chân chạy này đều đăng ký dự giải ở nhóm “bầu” Phương, một nhóm VĐV được đánh giá là “hổ báo” (có thành tích cao, tiệm cận VĐV chuyên nghiệp) trong giới chạy bộ phong trào.

Thử thách mới của dân chạy bộ phong trào ảnh 1
Thử thách mới của dân chạy bộ phong trào ảnh 2
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.