Thu hút vốn FDI bắt đầu đi vào thực chất

Thu hút vốn FDI bắt đầu đi vào thực chất
TP - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trương trong năm 2008 sẽ chú trọng thu hút những dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch và có lợi nhất cho việc phát triển kinh tế, không chỉ vì mục tiêu tăng lượng vốn cam kết như trước đây.
Thu hút vốn FDI bắt đầu đi vào thực chất ảnh 1
Thu hút vốn đầu tư sẽ không vì những con số

“Đến giai đoạn này, không chỉ đặt mục tiêu thu hút nhiều vốn FDI, mà quan trọng là nguồn vốn này phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của nền kinh tế Việt Nam, phù hợp với quy hoạch của cả nước và quy hoạch của từng địa phương, vùng lãnh thổ”, ông Thắng nói khi trả lời phỏng vấn báo chí mới đây.

Thực tế, thời gian qua đã có nhiều địa phương từ chối những dự án đầu tư không phù hợp với quy hoạch, cho dù những dự án này đều có quy mô vốn hàng triệu USD.

Chẳng hạn như Đà Nẵng từ chối hai dự án thép vì lo ngại ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới hoạt động du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Một dự án nhà máy nhiệt điện ở Ninh Bình và dự án sản xuất thép ở Bà Rịa-Vũng Tàu cũng bị từ chối vì những lý do tương tự.

Bày tỏ ủng hộ quyết định của các địa phương, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết hiện có luồng vốn lớn đổ vào lĩnh vực thép ở Việt Nam, nhưng quan điểm của Bộ là “những địa điểm nào chưa nằm trong quy hoạch dứt khoát không cấp phép” để đảm bảo môi trường và phát triển bền vững.

Với quan điểm trên, năm 2008, Bộ Kế hoạch-Đầu tư đặt mục tiêu thu hút 15 tỷ USD vốn FDI, giảm hơn 26% so với mức kỷ lục 20,3 tỷ USD của năm ngoái.

Những lĩnh vực được tập trung thu hút đầu tư vẫn là công nghệ cao, công nghệ nguồn, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lực, phát triển y tế, xây dựng khách sạn và khu đô thị cao cấp - những dự án giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nước.

Theo đó, các tập đoàn có tiềm lực tài chính, công nghệ cao của Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc sẽ tiếp tục là những đối tác chính của Việt Nam trong năm nay. Bên cạnh đó, sau một loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư, dự kiến sẽ có một số dự án quy mô vốn khá lớn của các nước Trung Đông vào Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, Nhà nước sẽ dành 22,5 tỷ đồng cho Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia năm 2008, tập trung vào những dự án và lĩnh vực ưu tiên để thúc đẩy tăng trưởng.

Nhằm đảm bảo chất lượng thu hút đầu tư, Cục trưởng Phan Hữu Thắng cho rằng cần chú trọng tăng lượng vốn giải ngân. “Nếu giải ngân không tốt sẽ làm cho các nhà đầu tư nản lòng và gây những hoài nghi về môi trường đầu tư của Việt Nam”- ông Thắng chia sẻ - “do đó, chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất bằng những chính sách thích hợp để đồng vốn của các nhà đầu tư được triển khai”.

Vì mục tiêu giải ngân khoảng 6 tỷ USD trong năm nay, tăng trên 33% so với năm 2007, ngay trong quý 1, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ phối hợp với các địa phương rà soát lại các dự án FDI để xác định cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho việc triển khai dự án. Các dự án quy mô lớn sẽ nhận được sự hỗ trợ đặc biệt.

Ngoài ra, những khó khăn mà các nhà đầu tư cho là nguyên nhân cản trở tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư như cơ sở hạ tầng giao thông, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng cũng sẽ được tập trung tháo gỡ.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.