Thông xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương và đông đảo người dân đã đến dự lễ thông xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương và đông đảo người dân đã đến dự lễ thông xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
TPO - Sáng nay (8/2), tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) đã tổ chức lễ thông xe toàn tuyến và đưa vào khai thác cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương và đông đảo người dân đã đến dự. 

Theo Tổng giám đốc VEC Mai Tuấn Anh, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây nằm trên tuyến đường bộ cao tốc phía Đông thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ TPHCM nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành và quốc lộ 1A.

Tổng chiều dài toàn tuyến là 55 km được chia làm hai dự án thành phần: Dự án thành phần I (đoạn An Phú – Vành đai II) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80 km/h, quy mô giai đoạn I là 4 làn xe, chiều rộng nền đường 26,5m; mặt đường rộng 2x7,5m và 02 làn dừng khẩn cấp 2x3m.

Thông xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây ảnh 1

Lễ thông xe toàn tuyến và đưa vào khai thác cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây được tổ chức vào sáng nay.

Thông xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây ảnh 2
Thông xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây ảnh 3

Việc hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường sẽ góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao tốc độ chạy xe, giảm thời gian, chi phí vận chuyển, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận TP. Hồ Chí Minh.

Dự án thành phần II (đoạn Vành đai II - Long Thành - Dầu Giây) thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h (riêng cầu Long Thành tốc độ thiết kế 100 km/h), quy mô 4 làn xe, chiều rộng mặt đường là 27,5m với 2 làn dừng xe khẩn cấp 2x3m.

Tổng mức đầu tư (giai đoạn I) của dự án là 20.630 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn vay OCR của Ngân hàng phát triển Châu Á (276,8 triệu USD), vốn vay ODA của JICA (640,3 triệu USD) và vốn đối ứng.

Việc hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường sẽ góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao tốc độ chạy xe, giảm thời gian, chi phí vận chuyển, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận TP. Hồ Chí Minh.

“Nếu theo lộ trình cũ, từ TPHCM đi ngã ba Dầu Giây (giao Quốc Lộ 1A (hướng ra phía Bắc) và hướng đi Liên Khương (Khu vực Tây Nguyên) dài khoảng 70 km, đi mất 3 giờ do thường xuyên ùn tắc. Nếu đi cao tốc, chúng ta sẽ rút ngắn được 20 km lộ trình và thời gian chỉ còn 1 giờ, giảm 20% đến 30% chi phí vận tải” – ông Mai Tuấn Anh cho biết.

Tham dự buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã biểu dương chủ đầu tư, các nhà thầu, tư vấn giám sát đã nỗ lực để đưa dự án về đích trước thời hạn một năm, đồng thời, công trình còn được Hội đồng nghiệm thu quốc gia đánh giá là dự án đường cao tốc đạt chất lượng cao nhất, tốt nhất Việt Nam.

MỚI - NÓNG