Thịt heo ở Sài Gòn liên tục giảm giá ngày cuối năm

Theo Sở Công Thương TPCM, năm nay các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã dự trữ hơn 17.000 tỷ đồng hàng hóa phục vụ người dân sắm Tết
Theo Sở Công Thương TPCM, năm nay các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã dự trữ hơn 17.000 tỷ đồng hàng hóa phục vụ người dân sắm Tết
TPO - Trong khi thịt heo có tới 3 lần điều chỉnh giảm giá trung bình mức 7.500 đồng/kg thì trứng gà, vịt lại điều chỉnh tăng giá một lần 1.000 đồng/hộp 10 quả.

Ngày 27/1, Bộ Công Thương cho biết, nhiều địa phương đã có báo cáo về tình hình giá cả diễn ra trên địa bàn trong ngày cuối cùng của năm. Tại TP HCM, cơ quan quản lý đã thực hiện điều chỉnh giá cả nhiều mặt hàng tới 5 lần, trong đó chủ yếu là giảm giá bán.

Trong đó, mặt hàng thịt gia súc 4 lần điều chỉnh, gồm một lần tăng và 3 lần giảm. Tổng mức điều chỉnh đối với 6 mặt hàng thịt gia súc, gồm thịt heo đùi, thịt vai, thịt nách, thịt nạc, thịt cốt lết và sườn gà) với mức giảm 7.500 đồng/kg. Mặt hàng trứng gia cầm điều chỉnh tăng giá một lần với tổng mức điều chỉnh là 1.000 đồng/hộp 10 quả trứng gà và 1.000 đồng/hộp 10 quả trứng vịt.

Các mặt hàng khác, tình hình giá cả tương đối ổn định và chưa có đợt điều chỉnh nào. Hiện các doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường đều đã cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh giá trong một tháng trước Tết và một tháng sau Tết (từ 1/1 đến 28/2/2017). Đồng thời các doanh nghiệp cũng thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với mặt hàng thiết yếu như thịt heo, thịt gà và trứng gia cầm.

Theo báo cáo của Sở Công Thương TP HCM, lượng hàng hóa chuẩn bị cho Tết năm nay tăng 15-20% so với kế hoạch thành phố giao và tăng 25-45% so với kết quả thực hiện Tết Bính Thân năm 2016. Nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 35-52% nhu cầu thị trường như thịt gia cầm, chiếm 59,6%, đường chiếm 43,4%, trứng gia cầm 48%, thực phẩm chế biến 38,3%, thịt gia súc 35,5%, dầu ăn 34,5% và gạo 33,3%...

Riêng tháng cao điểm Tết phục vụ từ ngày 29/12/2016 đến 27/1/2017), tổng giá trị hàng hóa của doanh nghiệp chuẩn bị là 9.704 tỷ đồng. Trong đó, hàng bình ổn thị trường là 3.764 tỷ đồng. Cụ thể Saigon Co.op chuẩn bị lượng hàng là 105.000 tấn hàng hóa trị giá 3.084 tỷ đồng (hàng bình ổn thị trường là 938,2 tỷ đồng); Tổng công ty Thương mại Satra chuẩn bị 1.405 tỷ đồng (hàng bình ổn thị trường là 527,5 tỷ đồng)...

Năm 2016, TP HCM tiếp tục thực hiện chương trình bình ổn thị trường theo hướng xã hội hóa, không sử dụng vốn ngân sách. Tổng số doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường của 4 chương trình là 87 doanh nghiệp (10 ngân hàng, 43 doanh nghiệp lương thực, 15 doanh nghiệp mùa khai giảng, 5 doanh nghiệp sữa và 14 doanh nghiệp dược). Nguồn vốn các ngân hàng tham gia Chương trình đăng ký hỗ trợ doanh nghiệp vay thực hiện bình ổn thị trường là 12.900 tỷ đồng, tăng 1.050 tỷ đồng so với năm 2015.

Ngoài ra, thông qua chương trình hợp tác thương mại TP HCM và các tỉnh thành Đông - Tây Nam Bộ, Sở Công Thương đã làm việc với các địa phương có nguồn cung lượng hàng lớn cho thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang thực hiện kết nối cung cầu, cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, hoa tươi vào hệ thống phân phối và các chợ đầu mối của thành phố.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.