Thiếu phối hợp, tháo gỡ tại hiện trường

Đã có quy hoạch 10 năm nhưng đường Vành đai 1 đi đến Hoàng Cầu vẫn đang bị cụt chưa thể giải phóng mặt bằng. Ảnh: T.Đ
Đã có quy hoạch 10 năm nhưng đường Vành đai 1 đi đến Hoàng Cầu vẫn đang bị cụt chưa thể giải phóng mặt bằng. Ảnh: T.Đ
TP - Trước việc lưu lượng phương tiện tăng gấp đôi trong 5 năm qua trên trục QL1 hướng Hà Nội - Hà Nam, dự án nâng cấp mở rộng QL1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi nếu hoàn thành đúng tiến độ sẽ giảm ùn tắc cho đường hiện hữu và giảm tải cho QL1B (cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) qua Hà Nội. Tuy nhiên, dự án đã chậm tiến độ đến 7 năm và hiện nay vẫn chưa biết lúc nào hoàn thành.

Thông tin về nguyên nhân, đại diện một số đơn vị thi công tại đây cho biết, lý do là vướng mặt bằng. “Cụ thể dự án có 810 phương án giải phóng công trình nhà dân nhưng hiện vẫn còn 102 phương án chưa được UBND huyện Thanh Trì hoàn thành theo kế hoạch. Việc này dẫn đến thi công dự án bị đình trệ nhiều năm nay. Ngoài chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, dự án thi công chậm cũng khiến chúng tôi đau lòng, vì các khoản chi phí phải bỏ ra để sắm phương tiện, đóng quỹ bảo lãnh, thuê nhân công dự án đang phải… nằm chờ”, đại diện nhà thầu thi công dự án nói.  

Về công tác giao ban tiến độ cũng như tháo gỡ khó khăn tại dự án, đơn vị thi công tại đây cho biết, cuộc giao ban gần đây nhất giữa đơn vị thi công với UBND huyện Thanh Trì là giữa năm 2019, từ đó đến nay, gần 1 năm chưa giao ban trở lại. Còn công tác chỉ đạo, tháo gỡ từ phía UBND thành phố, đơn vị thi công cho hay, trước năm 2016, dự án được Phó Chủ tịch TP Hà Nội là ông Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Quốc Hùng đến giám sát. “Tại thời điểm này, trong phạm vi dự án cũng đã xây dựng được một cây cầu bắc qua sông Tô Lịch và mở rộng đường được 400 mét chiều dài. Từ sau 2016 đến nay, dự án chưa ghi nhận một lãnh đạo thành phố nào đến kiểm tra, thị sát” đại diện đơn vị thực hiện tự án tại đây phản ánh.

Tại các dự án phục vụ an sinh xã hội khác như đường nối từ cầu Mỗ Lao đến đường 70 (Nam Từ Liêm), đường từ Cầu Giẽ - Phú Yên - Vân Từ (Phú Xuyên) đã được phê duyệt triển khai, nhưng các đơn vị thi công tại đây cho biết, 2 năm nay chính quyền các quận, huyện có liên quan chưa giải phóng được chút mặt bằng nào.

Lãnh đạo phụ trách cả quý không ra hiện trường

Sau nhiều năm lên phương án và kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhưng không huy động được, năm 2019 thành phố Hà Nội đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ cho phép dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được đầu tư bằng ngân sách với tổng trị giá 2.500 tỷ đồng. Chủ trương này được lãnh đạo Chính phủ có văn bản chấp thuận từ đầu năm 2020, nhưng đến nay đã giữa quý 2/2020 dự án vẫn chưa được khởi công. Trong khi đó, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 đang mỗi ngày thêm quá tải phương tiện, mặt cầu liên tục phải sửa chữa, ùn tắc, tai nạn giao thông. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hồ sơ dự án sau một thời gian nằm ở các sở, ngành hiện đã được trình và UBND thành phố đang xem xét. Nếu dự án thành phố phê duyệt sớm, đơn vị thực hiện dự án sẽ triển khai các bước tiếp theo, trong đó có mời thầu, đấu thầu… để lựa chọn đơn vị thi công.

Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án đang được xem xét thi công theo hướng chỉ định thầu. Về việc này, chuyên gia quy hoạch cho rằng, nếu thực hiện theo hình thức đấu thầu sẽ mất khoảng 3 tháng, nhưng xin chỉ định thầu cũng mất thời gian tương đương chứ không rút ngắn được là bao. Dẫn chứng cho việc này, chuyên gia quy hoạch cho biết: Nếu chỉ định thầu thi công, đơn vị thực hiện lại phải lập hồ sơ trình Chính phủ, sau đó Chính phủ giao cho các bộ, ngành thẩm định, nhanh cũng mất 2 - 3 tháng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, hình thức chỉ định thầu cũng đầy rủi ro, đặc biệt là thẩm định năng lực.

Với dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (Cầu Giấy), theo tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề gây bức xúc lớn nhất cho dân nơi dự án đi qua (trong đó có quận Đống Đa) là tuyến đường có mặt cắt ngang 50 mét nhưng dự án lại thực hiện GPMB ra ngoài cả phạm vi này để lấy đất làm bãi đỗ xe và trồng cây xanh. Ông Nguyễn Văn Vân, Tổ trưởng tổ dân phố 60, phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa) cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến hàng trăm hộ dân nằm trên đường Đê La Thành bức xúc, khiếu kiện nhiều năm. “Những khúc mắc này người dân đã nhiều lần, nhiều năm đề nghị lãnh đạo quận và thành phố làm rõ nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, minh bạch”, ông Vân phản ánh.

Tình trạng người dân bức xúc, chưa đồng thuận, thậm chí phản ứng cực đoan như in, treo khẩu ngữ, băng rôn để phản đối việc GPMB cũng đang xảy ra ở nhiều dự án đầu tư công tại Hà Nội. Tại dự án vành đai 2 dưới thấp đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng, đường Liễu Giai - Núi Trúc… do GPMB để kéo dài nên khi thành phố ban hành quyết định về giá đất mới theo lộ trình, người dân tại đây lại yêu cầu phải điều chỉnh giá đền bù theo quy định mới.

Từ thực tế theo dõi và phản ánh về công tác chỉ đạo điều hành lĩnh vực thi công hạ tầng trong 10 năm qua tại Hà Nội, chúng tôi thấy rằng, từ năm 2015 về trước, trong lịch làm việc của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, đặc biệt là các phó chủ tịch phụ trách mảng này, mỗi tháng họ đều phải cùng lãnh đạo các sở ngành, quận đi kiểm tra dự án đang gặp khó khăn từ 1 đến 2 lần. Tại đây, từ việc nắm bắt thực tế, với sự có mặt của lãnh đạo các sở và quận huyện có liên quan, phó chủ tịch thành phố phụ trách mảng chỉ đạo và giao ngay công việc cho từng người có liên quan, đứng trước lãnh đạo thành phố, các đơn vị có liên quan và dư luận chứng kiến, người được giao nhiệm vụ luôn cam kết hoàn thành.

Từ sau năm 2015 trở về đây, ngoài các cuộc tháp tùng lãnh đạo Chính phủ, Chủ tịch thành phố hầu như Phó Chủ tịch TP Hà Nội phụ trách mảng hạ tầng, xây dựng, giao thông UBND thành phố ít có các cuộc thị sát, kiểm tra, nắm bắt tình hình thi công các dự án một cách độc lập. Điều này cũng được thể hiện qua lịch làm việc hằng ngày của lãnh đạo thành phố thường có dày đặc các cuộc họp trong phòng lạnh.

Tìm hiểu tại nhiều dự án trọng điểm, cấp bách đang gặp khó khăn trong thi công ở Hà Nội hiện nay, đại diện khá nhiều đơn vị cho biết, ngoài chuyến kiểm tra tại công trường cầu vượt hồ Linh Đàm (Hoàng Mai) vào ngày 7 Tết Nguyên đán (31/1/2020) của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, từ sau Tết đến nay (hơn 3 tháng) các đơn vị này cho biết, không thấy sự xuất của lãnh đạo thành phố tại hiện trường đang ngổn ngang chậm tiến độ.                                 

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.