Thiếu ngủ khiến cơ thể mắc 'cả tỷ bệnh' nguy hiểm và... chết sớm

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đến cơ thể và bộ não như suy giảm trí nhớ, bệnh tim, trầm cảm, giảm tuổi thọ, ung thư...
Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có làm tăng nguy cơ tử vong? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ không đủ giấc có liên quan tới nguy cơ tử vong. Cụ thể, ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm sẽ làm tăng 15% nguy cơ tử vong, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và gia tăng các bệnh tật. Lo âu Khi ngủ giúp cơ thể “loại bỏ” những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Có mối liên quan giữa thể chất và tinh thần, khi thiếu ngủ bạn không thể giải tỏa những stress từ đó khiến tâm trạng lo âu, bồn chồn… Tình trạng lo âu do cơ thể giải phóng Adrenalin, là dấu hiệu thường gặp ở những người thiếu ngủ. Trầm cảm Đây là hệ quả của việc thiếu ngủ, có mối liên quan trực tiếp với tình trạng lo âu, nguyên nhân do cản trở dẫn truyền các xung động thần kinh. Khi có điều gì gây cảm giác chản nản, phiền muộn thì hãy nhớ lại bạn đã ngủ bao nhiêu giờ trong đêm. Xét trong cuộc sống không có điều gì tác động đáng kể đến trầm cảm thì đến lúc bạn hãy dành sự quan tâm đến giấc ngủ!
Thiếu ngủ khiến cơ thể mắc 'cả tỷ bệnh' nguy hiểm và... chết sớm ảnh 1 Thiếu ngủ là hệ quả của việc thiếu ngủ, có mối liên quan trực tiếp với tình trạng lo âu, nguyên nhân do cản trở dẫn truyền các xung động thần kinh. Khi có điều gì gây cảm giác chản nản, phiền muộn thì hãy nhớ lại bạn đã ngủ bao nhiêu giờ trong đêm. Xét trong cuộc sống không có điều gì tác động đáng kể đến trầm cảm thì đến lúc bạn hãy dành sự quan tâm đến giấc ngủ. Ảnh minh họa: Internet
Béo phì và tăng huyết áp
Khi thiếu ngủ, hormon ghreline tăng và hormon leptine giảm ( hormon ghreline: cảm giác đói và hormon leptine: cảm giác no) chính điều này khiến dễ tăng cân. Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và càng “lười” tham gia các hoạt động thể chất, thêm vào đó càng có nhiều khả năng ăn nhiều chất béo bão hòa và đường! Ngoài ra sự mệt mỏi “triền miên” còn ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Giấc ngủ giúp kiểm soát hormon căng thẳng, chính điều này giúp ổn định huyết áp ở mức bình thường. Suy yếu hệ thống miễn dịch Khi ngủ, cơ thể sản xuất cytokine bảo vệ, các kháng thể… giúp chống lại nhiễm trùng. Quá trình này cần thiết giúp cơ thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc vi rus. Khi thiếu ngủ, cơ thể không thể tự bảo vệ chống lại các tác nhân nhiễm trùng, kết quả nguy cơ dễ mắc bệnh hơn! Mất ngủ trong thời gian dài, tăng nguy cơ tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.
Thiếu ngủ khiến cơ thể mắc 'cả tỷ bệnh' nguy hiểm và... chết sớm ảnh 2 Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ không đủ giấc có liên quan tới nguy cơ tử vong. Cụ thể, ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm sẽ làm tăng 15% nguy cơ tử vong, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và gia tăng các bệnh tật. Ảnh minh họa: Internet
Nguy cơ bệnh tim tăng cao khi thiếu ngủ Có nhiều chứng cứ cho thấy thiếu ngủ có ảnh hưởng tiêu cực đến trái tim của chúng ta. Khi giữ cho các bệnh nhân thức trong vòng 88 tiếng, các nhà nghiên cứu nhận thấy huyết áp của họ tăng lên (cũng không ngạc nhiên lắm). Ngay cả những người tham gia được cho đi ngủ trong vòng 4 tiếng mỗi đêm cũng gặp tình trạng nhịp tim tăng lên khi so sánh với những người ngủ đủ 8 tiếng. Sự tổng hợp protein phản ứng C, một dấu hiệu của nguy cơ bệnh tim, cũng tăng lên đối với những người mất ngủ hoàn toàn hoặc một phần. Mất ngủ kéo dài còn có thể gây tổn thương trí nhớ dài hạn Giấc ngủ bị gián đoạn ở người già có thể dẫn đến những thay đổi về cấu trúc trong bộ não có liên quan đến tổn thương trí nhớ dài hạn. Sự sụt giảm trí nhớ liên quan đến giấc ngủ cũng xuất hiện trên những người trưởng thành nói chung - khi mà vào năm 1924, các nhà nghiên cứu đã để ý thấy những người ngủ nhiều sẽ ít quên hơn. Suy giảm sức đề kháng Nhiều người bị tổn thương về thể chất khi thức khuya hoặc không ngủ đủ giấc và sức đề kháng của họ sẽ bị suy giảm dần. Ngủ đủ giấc có thể giúp các cơ quan hoạt động tốt và duy trì sức đề kháng bình thường. Một khi sức đề kháng suy giảm, bạn sẽ dễ dàng mắc nhiều loại bệnh hơn.
Thiếu ngủ khiến cơ thể mắc 'cả tỷ bệnh' nguy hiểm và... chết sớm ảnh 3 Có nhiều chứng cứ cho thấy thiếu ngủ có ảnh hưởng tiêu cực đến trái tim của chúng ta. Ảnh minh họa: Internet
Suy giảm chức năng gan
Thức khuya, ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng gan. Bởi gan cần được bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể vào ban đêm để duy trì sức khỏe tốt. Việc “cắt xén” giấc ngủ khiến gan không được nghỉ ngơi đầy đủ và điều này có thể gây ảnh hưởng tới việc bài tiết độc tố, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh về gan. Lão hóa sớmNgủ không đủ giấc khiến cơ thể nhanh già đi, bởi lẽ khi thói quen này diễn ra trong thời gian này, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị suy giảm nhanh chóng, kéo theo sự lão hóa của cơ thể. Theo nghiên cứu của Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mãn tính về da có liên hệ mật thiết với nhau. Thiếu ngủ khiến da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác sẽ không thể phục hồi tốt, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Thiếu ngủ khiến cơ thể mắc 'cả tỷ bệnh' nguy hiểm và... chết sớm ảnh 4 Thức khuya, ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng gan. Bởi gan cần được bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể vào ban đêm để duy trì sức khỏe tốt. Việc “cắt xén” giấc ngủ khiến gan không được nghỉ ngơi đầy đủ và điều này có thể gây ảnh hưởng tới việc bài tiết độc tố, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh về gan. Ảnh minh họa: Internet
Ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần Những người thường xuyên thiếu ngủ sẽ dễ cáu gắt hơn mà không vì bất kỳ lý do cụ thể nào. Hơn nữa, ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày còn khiến bạn vụng về, phản ứng chậm hơn, dễ mất tập trung, thực hiện công việc kém với độ chính xác thấp hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngủ không đủ giấc còn gây ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định và thực hiện cách kế hoạch sẵn có. Ngoài các hậu quả kể trên, ngủ không đủ giấc còn là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh như: béo phì, alzheimer, bệnh tim mạch, đái tháo đường loại 2,...
MỚI - NÓNG