Thiết bị thông minh thay thế loa phường giờ ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thiết bị thay thế loa phường không đáp ứng được kỳ vọng, bộc lộ nhiều bất cập nên đã bị thu hồi sau thời gian thí điểm.

Cuối năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã thí điểm lắp thiết bị thông minh (M-Gateway, hình dáng tương tự modem wifi) với kỳ vọng thay thế chức năng của loa phường tại 200 hộ dân bốn phường (Kim Mã, Thành Công, Tràng Tiền, Yên Hòa) thuộc ba quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Cầu Giấy. Thiết bị lắp trong từng hộ dân nhằm thay thế dần hệ thống loa phường.

M-Gateway ngoài chức năng chính là phát trực tiếp các bản tin của phường đến từng hộ dân còn kết nối để mua thẻ điện thoại, thanh toán các loại hóa đơn internet, điện, nước, truyền hình... Tuy nhiên, đến năm 2018, dự án thí điểm kết thúc, thiết bị thay thế loa phường cũng đã được thu hồi.

Tại thời điểm thí điểm, một số người dân cũng chỉ ra một số nhược điểm và những tính năng cần cải tiến như: Không có nút chỉnh âm thanh; bật hoặc tắt khi không phải giờ phát để tiết kiệm điện... Bên cạnh đó, thiết bị treo một chỗ, nhà nhiều tầng thì tầng 3 trở lên không thể nghe được âm thanh của thiết bị.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh - Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền, cho biết, thiết bị không mang lại hiệu quả cao do đó đã được thu hồi sau khi kết thúc thí điểm. Theo bà Ngọc Anh, các thiết bị này người dân có thể chủ động rút điện, do đó mục tiêu tuyên truyền không cao bằng loa phường đang sử dụng.

Nói thêm về hệ thống loa phát thanh phường Tràng Tiền, lãnh đạo phường cho biết, hiện hệ thống đã được hiện đại hóa. Toàn bộ các bản tin đều được đọc tự động, lên lịch phát qua thiết bị di động. “Toàn bộ hệ thống được tự động, không cần nhiều người để phát thanh”, bà Ngọc Anh nói.

Thiết bị thông minh thay thế loa phường giờ ra sao? ảnh 1

Loa phường ở Hà Nội dự kiến sẽ được hiện đại hóa, giảm khung giờ phát đáp ứng với điều kiện đô thị hiện đại

Lãnh đạo Phòng Văn hóa, Thông tin quận Hoàn Kiếm cho biết thêm, hiện 18/18 phường của quận Hoàn Kiếm đã thực hiện loa phường thông minh. Trong đó, toàn bộ nội dung chương trình đều được đọc tự động (có thể chọn giọng đọc nam hoặc nữ), lên lịch phát thanh theo khung giờ cố định, điều chỉnh âm lượng ngay trên điện thoại di động của người phụ trách. Từ đó nâng cao hiệu quả truyền thanh của loa phường, được người dân đánh giá cao.

Ngày 27/7, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến kết quả thí điểm thiết bị thông minh thay thế loa phường, bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội, cho biết thiết bị thí điểm này để ở trong nhà nên người dân có thể chủ động bật, tắt nên thông tin có thể được tiếp nhận hoặc không. Đối với thông tin bắt buộc người dân phải nắm được thì chỉ có loa phường mới chuyển tải được. "Qua thí điểm, chúng tôi thấy loa phường vẫn đóng vai trò then chốt trong loại hình thông tin cơ sở" - bà Hương nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.