Đây là năm đầu tiên học sinh dự tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập phải dự thi tới bốn môn, nhiều gấp đôi so với kỳ thi năm trước. Hai môn thi mới là ngoại ngữ và lịch sử.
Đối với môn thi lịch sử được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố thi vào đầu tháng 3 và đến đầu tháng 5 Sở mới giới thiệu 24 bộ đề ôn tập nên nhiều thí sinh cảm thấy áp lực, lo lắng.
Theo đó, bài thi môn lịch sử thi trắc nghiệm có 40 câu và thí sinh làm trong 60 phút. Như vậy, thí sinh sẽ có 1,5 phút cho 1 câu trắc nghiệm Lịch sử.
Theo thống kê, năm nay Hà Nội có 101.460 em xét tốt nghiệp THCS, trong đó hơn 90.000 thi vào lớp THPT công lập để giành 67.235 suất học. Nếu không đậu, các em sẽ phải học trường tư thục, giáo dục thường xuyên, hoặc học nghề.
Được biết, toàn thành phố Hà Nội có 169 điểm thi, với hơn 3.600 phòng thi.
Đây là năm đầu tiên Hà Nội đã lắp đặt hệ thống camera tại 100% điểm thi nhằm tăng cường giám sát việc tuân thủ quy chế thi của các thành viên.
Tiền phong cập nhật đề thi, gợi ý giải bài thi và nhận định đề thi của giáo viên ngay sau kết thúc buổi thi.
ĐỀ THI SỬ LỚP 10 NĂM 2019
Môn Sử đề cơ bản, giống như đề như Sở GD&ĐT cho thí sinh làm thử trước đó. Chỉ có khoảng 6 câu không chắc chắn làm được vì kiến thức rộng quá. Em làm thừa 20 phút. Ít nhất em đạt 8-10 điểm. Em Vũ Việt Anh, trường THCS Trưng Vương cho biết.
Việt Anh chia sẻ, Môn Sử lúc ôn tập áp lực nhưng khi thi thì thoải mái vì đề sát với kiến thức Sở đã cho làm thử trước đó.
“Cách thi 4 Môn em rất ủng hộ vì công bằng với các thí sinh”- Việt Anh chia sẻ.
Trong khi đó, theo chia sẻ của một số thí sinh, đề thi Ngoại ngữ sáng nay kiến thức cơ bản, đảm bảo học sinh trung bình, khá có thể làm tốt. Phần tự luận cũng chỉ yêu cầu học sinh viết lại câu, không yêu cầu học sinh viết bài luận.
Kết thúc môn thi Lịch sử và Ngoại Ngữ, Thí sinh Nguyễn Hoàng Mai, học sinh trường THCS Thanh Trì chia sẻ, em khá tự tin đạt điểm cao. Bởi vì đề ra kiến thức cơ bản, kiến thức trong sách giáo khoa, chỉ cần đọc kỹ sách, không cần đi luyện thi cũng có thể làm được tất cả các câu hỏi.
Tại điểm thi THPT Việt Đức, thí sinh Trần Ngọc Ánh cười tươi sau khi hoàn thành bài thi. Theo em, đề ra kiến thức rất cơ bản, trong 40 câu, chỉ có 2-3 câu khó hơn một chút phải cân nhắc phương án đúng, các câu còn lại ghi đáp án rất rõ nên em không gặp nhiều khó khăn.
Cô Bùi Hồng Yến, giáo viên Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận định, đề thi phù hợp với năng lực đa số học sinh, không có câu hỏi đánh đố, không có đáp án gây nhiễu. Ví dụ như ở câu 1 của đề hỏi “Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì” thì 4 đáp án để thí sinh lựa chọn rất rõ ràng gồm: “A.Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng”; “B.Sự ra đời của Xô viết Nghệ -Tĩnh”; “C.Hình thành được liên minh công – nông”; “D.Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
Nội dung kiến thức xuyên suốt đề thi đều nằm trong chương trình lớp 9, trong đó trải đều từ lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam. Học sinh chỉ cần học sách giáo khoa có thể làm hết được đề.
Cũng theo cô Yến, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay là năm đầu tiên thi môn Lịch sử. Vốn là một môn khó, học sinh ít hào hứng nên trước kỳ thi cả cô và trò rất áp lực. Vì thế, khi đọc đề, cô “thở phào” trút được gánh nặng áp lực. “Quá trình ôn tập, giáo viên dạy cả những phần cơ bản và có cả phần chuyên sâu để lường trước. Tuy nhiên, cách ra đề môn Lịch sử như vậy là phù hợp, tránh áp lực cho học sinh những năm tiếp theo”, cô Yến nói.
Cũng theo cô Yến, sau khi thi, đa số học sinh từ năng lực trung bình, khá, tốt đều thông báo với cô làm bài tốt. Cô dự đoán, phổ điểm môn Lịch sử năm nay sẽ từ 7-9, trong đó, học sinh trung bình có thể làm được 6,5-7 điểm, học sinh khá sẽ làm được 8,9 điểm.
Tiếp tục cập nhật: