Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022: Các tiền bối mách bạn cách "xử gọn" tổ hợp Khoa học Xã hội

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Chỉ còn vài ngày nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022, các sĩ tử đang rất cố gắng nỗ lực để có thể ôn tập một cách hiệu quả nhất. Các tiền bối sẽ mách bạn bí kíp ôn tập hiệu quả cho tổ hợp Khoa học Xã hội để tăng tốc cho kì thi sắp tới nhé!

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 có đến 555.813 thí sinh đăng ký dự thi khối thi Khoa học Xã hội (chiếm 55.53% trên tổng số thí sinh), đây là con số cao gấp đôi so với năm ngoái, cho thấy tỉ lệ chọi ở tổ hợp này khá cao.

Môn Lịch sử: Tập trung ôn tập theo chủ đề

Phương pháp học theo chủ đề giúp bạn có thể nắm rõ được nội dung cốt lõi của từng phần trong bài học. Bạn có thể chia bài học thành các phần Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Thế giới, trong phần Việt Nam các bạn có thể chia tiếp các chủ đề nhỏ như: Việt Nam 1858 - 1911, Việt Nam 1911 - 1930, Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc...

Chia sẻ về cách học theo từng chủ đề, cô Nguyễn Thị Ngọc Hà (giáo viên trường THPT Hoàng Quốc Việt, Thái Nguyên) cho rằng: “Khi học về Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945, các em có thể xây dựng chủ đề: Quá trình chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 - 1941. Khi ôn tập về Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919 - 1930 có thể ôn tập theo các chủ đề nhỏ: Hoạt động ở Pháp, Liên Xô, Quảng Châu (Trung Quốc), Hương Cảng (Trung Quốc); Tổ chức chính trị mà Nguyễn Ái Quốc tham gia/sáng lập; Các văn kiện/ tờ báo do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo /viết bài…”.

Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022: Các tiền bối mách bạn cách "xử gọn" tổ hợp Khoa học Xã hội ảnh 1
Cô Nguyễn Thị Ngọc Hà đã áp dụng phương pháp ôn tập theo chủ đề để hướng dẫn các bạn học sinh trong quá trình ôn thi. Ảnh: NVCC

Cô Ngọc Hà cũng chỉ ra sự hiệu quả trong việc học tập theo chủ đề môn Lịch sử: “Học Lịch sử theo chủ đề giúp hệ thống hóa kiến thức, tránh rơi vào tình trạng ghi nhớ máy móc các sự kiện, nội dung rời rạc, tản mác. Học tập theo chủ đề đối với bộ môn Lịch sử giúp các em học sinh có động cơ học tập rõ ràng, làm chủ được quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính tích cực và sự sáng tạo của học sinh.”

Môn Địa lí: Atlat Địa lí Việt Nam chính là "vị cứu cánh"

Trong quá trình làm bài thi môn Địa lí, các bạn học sinh được sử dụng cuốn Atlat Địa lí Việt Nam, đây chính là một trợ thủ đắc lực của chúng ta đấy nhé! Để đạt được số điểm cao, bạn Cao Đức Cường (trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) đã rất chú ý rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat: “Kinh nghiệm xương máu mà mình đúc rút được là cần bám sát kiến thức SGK, đồng thời luyện cách đọc Atlat nhanh và chính xác.”

Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022: Các tiền bối mách bạn cách "xử gọn" tổ hợp Khoa học Xã hội ảnh 2
Đức Cường là thí sinh đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 và cũng là thí sinh đạt thành tích trong kì thi Học sinh Giỏi Quốc gia 2021 - Ảnh: NVCC

Cụ thể về cách sử dụng Atlat, bạn Đức Cường chia sẻ: “Để xem Atlat hiệu quả, các bạn cần nắm vững lý thuyết SGK và các ký hiệu chú thích. Các câu hỏi yêu cầu xem Atlat luôn chiếm một số lượng tương đối lớn trong đề thi đại học. Khi khai thác Atlat hiệu quả, chúng ta không chỉ bỏ túi được gần 5 điểm trong đề thi, mà còn tiết kiệm được một khoản kha khá thời gian để trả lời các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao."

Như vậy, bên cạnh việc ôn luyện thật chắc kiến thức nền tảng trong sách giáo khoa, các sĩ tử hãy kết hợp việc ôn kiến thức gắn với sử dụng Atlat. Có những trường hợp các bạn làm được các câu hỏi vận dụng cao, nhưng lại lỡ mất một hai câu hỏi chỉ vì đọc sai Atlat đó!

Môn Giáo dục Công dân: Tập trung nội dung lý thuyết kết hợp với các tình huống cụ thể

Là thủ khoa khối D66 (Ngữ Văn, Anh, GDCD) của tỉnh Lâm Đồng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021, bạn Vũ Khánh Thùy (Western Sydney University) đưa ra một số gợi ý cho các bạn học sinh trong quá trình ôn tập môn Giáo dục công dân như sau:

- Tập trung cao độ từ 1 - 2 tiếng (tránh tình trạng nằm dài ra bàn rồi bôi bài rồi chán nản chỉ muốn đi ngủ), lưu ý highlight từ khóa.

- Note lại sự khác biệt giữa các câu dễ bị lẫn lộn, lý do sai và lý giải.

- Với các câu chị A, anh B, cô C hàng xóm: Tưởng tượng mình là biên tập của phim Penthouse.

Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022: Các tiền bối mách bạn cách "xử gọn" tổ hợp Khoa học Xã hội ảnh 3

Có phương pháp học hợp lý đã giúp bạn Khánh Thùy có được số điểm rất cao trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021. Ảnh: NVCC

Môn Giáo dục Công dân - một môn học tưởng chừng như nhàm chán, khó học và khó tập trung nhưng nếu các bạn có tinh thần thoải mái, không gò ép bản thân cũng như chuẩn bị những phương pháp học phù hợp với bản thân mình, các bạn sẽ có được sự tập trung và thích học hơn đó.

Với những gợi ý nho nhỏ kể trên, mong rằng các sĩ tử của chúng ta sẽ lựa chọn được phương pháp học và áp dụng được các phương pháp ấy một cách hiệu quả nhất để đạt được số điểm mong muốn trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2022 sắp tới nhé!

Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022: Các tiền bối mách bạn cách "xử gọn" tổ hợp Khoa học Xã hội ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đường Lên Đỉnh Olympia: Nam sinh Thừa Thiên Huế chiến thắng sau màn rượt đuổi tỉ số

Đường Lên Đỉnh Olympia: Nam sinh Thừa Thiên Huế chiến thắng sau màn rượt đuổi tỉ số

HHT - Cuộc thi Tuần mở màn cho Quý 3 của chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia, khán giả tiếp tục được chứng kiến màn so tài tỉ số giữa các thí sinh, đặc biệt là hai đại diện Huỳnh Dương Hải Long (THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên) và Võ Quang Phú Đức (trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Thừa Thiên Huế).