Thêm 3.943 bệnh nhân COVID-19, trong đó 1.008 ca trong cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
Thêm 3.943 bệnh nhân COVID-19, trong đó 1.008 ca trong cộng đồng
TPO - Sáng 5/8, Bộ Y tế cho biết, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.943 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 3.941 ca ghi nhận trong nước, giảm 326 ca so với sáng hôm qua. Trong số này có 1.008 ca trong cộng đồng.

Cụ thể: TPHCM (2.349 ca), Bình Dương (497 ca), Tây Ninh (235 ca), Long An (189 ca), Tiền Giang (169 ca), Đồng Nai (110 ca), Đà Nẵng (92 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (66 ca), Vĩnh Long (58 ca), Bình Định (35 ca), Đồng Tháp (32 ca), An Giang (21 ca), Sóc Trăng (20 ca), Phú Yên (17 ca), Kiên Giang (12 ca), Đắk Lắk (9 ca), Quảng Bình (9 ca), Trà Vinh (9 ca), Bạc Liêu (6 ca), Lạng Sơn (2 ca), Thanh Hóa (1 ca), Lâm Đồng (1 ca), Quảng Trị (1 ca), Hà Tĩnh (1 ca).

3 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình.

Tính đến sáng ngày 4/8, Việt Nam có 181.756 ca nhiễm trong đó có 2.331 ca nhập cảnh và 179.425 ca mắc trong nước.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 177.855 ca, trong đó có 51.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 54.332 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 470 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 21 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.553.167 mẫu cho 18.652.439 lượt người.

10 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái.

Trong ngày 4/8 có 263.272 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 7.553.318 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.774.332 liều, tiêm mũi 2 là 778.986 liều.

Bộ Y tế có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giảm thời gian cách ly y tế tập trung đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 xuống còn 7 ngày.

Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý chất thải khu vực phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế tiếp tục phân bổ vắc-xin phòng COVID-19 cho các địa phương trong đó có TPHCM và Hà Nội.

Tính đến nay, TPHCM là địa phương được phân bổ nhiều nhất với 4.075.270 liều, Hà Nội được phân bổ 2.943.770 liều.

TPHCM chuyển đổi công năng một phần Bệnh viện Quận 4 tại địa chỉ số 63-65 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4 thành bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 (Bệnh viện Điều trị COVID-19 Quận 4).

USAID và CDC Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng, chống COVID-19

Tại cuộc làm việc với USAID, Bộ trưởng Bộ Y tế cảm ơn sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ thông qua USAID đã viện trợ cho Việt Nam trang thiết bị, ngân sách phòng chống dịch và hơn 5 triệu liều vắc-xin Moderna thông qua cơ chế COVAX. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp với khả năng lây lan nhanh và mạnh của biến thể Delta, Việt Nam rất cần thêm nguồn cung ứng vắc-xin.

Đến nay, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vắc-xin Pfizer và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều nữa. Tuy nhiên, tới quý IV/2021, 47 triệu liều vắc-xin Pfizer mới về Việt Nam. Do đó, Bộ trưởng đề nghị USAID sớm có những tác động để thúc đẩy tiến trình cung ứng vắc-xin Pfizer cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, tăng độ bao phủ của vắc-xin cho người dân Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề xuất USAID tiếp tục vận động Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam máy thở chức năng cao để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, kịch và hỗ trợ thêm tủ cấp đông âm sâu (-75 độ C) để bảo quản vắc-xin.

Đại diện USAID đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ giữa tổ chức và Bộ Y tế Việt Nam trong thời gian qua. Chính phủ Hoa Kỳ đã hoàn tất hợp đồng với công ty Pfizer và cam kết hỗ trợ 500 triệu liều vắc-xin Pfizer để thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng Việt Nam thiếu hụt nguồn cung vắc-xin COVID-19 trong tháng 8, 9 trên toàn cầu. Đại diện USAID sẽ cố gắng vận động để Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên viện trợ vắc-xin Pfizer cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, Chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam khoản kinh phí 4,5 triệu USD nhằm hỗ trợ thực hiện tiêm chủng vắc-xin và nâng cao năng lực hệ thống y tế trong phòng chống dịch COVID-19.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng mong muốn USAID sẽ tiếp tục vận động với Chính phủ Hoa Kỳ để Việt Nam sớm nhận được thêm vắc-xin viện trợ của Hoa Kỳ ngay trong tháng 8, 9. Bởi đây là vấn đề ưu tiên giúp ứng phó tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn vắc-xin tại Việt Nam.

Theo thông tin từ USAID, đầu tháng 9, dự kiến 77 tủ cấp đông âm sâu sẽ đến Việt Nam. Đây là số tủ cấp đông âm sâu được Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7/2021 thông báo viện trợ.

Bộ trưởng cũng chia sẻ, Việt Nam đủ năng lực sản xuất ôxy y tế đáp ứng nhu cầu điều trị, tuy nhiên đang rất thiếu bồn chứa ôxy, các loại bình đựng và thiết bị phụ trợ. Do đó, Bộ trưởng đề nghị phía USAID hỗ trợ bồn chứa ôxy và các thiết bị phụ trợ này.

Đại diện USAID ghi nhận các đề nghị từ phía Việt Nam và sẽ tiếp tục trao đổi với các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế để tổng hợp nhu cầu và xem xét viện trợ trong thời gian sớm nhất.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.