“Thế hệ data”, gen Z chọn ngành khoa học dữ liệu để thích ứng nghề nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh cách mạng 4.0, khi mọi lĩnh vực được số hóa và công nghệ dần đi vào đời sống cũng như các lĩnh vực khác nhau, việc công nghệ thay thế một số hoạt động của con người đã không còn xa lạ, đặc biệt tính ứng dụng cao và cải tiến không giới hạn. Vì vậy, nhóm ngành công nghệ thông tin trở nên thu hút nhiều người trẻ, trong đó khoa học dữ liệu là ngành học ngày càng hợp xu hướng.

Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, chưa bao giờ các doanh nghiệp lại “khát” nhân lực về “Data science” như hiện nay do ngày càng có nhiều công ty nhận ra được lợi ích to lớn từ việc khai thác và phân tích dữ liệu đối với hoạt động kinh doanh. Đó là lý do vì sao ngành khoa học dữ liệu trở thành ngành học xu hướng và được nhiều bạn trẻ theo đuổi đến vậy.

Khám phá “profile” ngành học xu hướng

Năm 2012, kể từ khi tạp chí Harvard Business Review danh giá cho đăng bài viết “Nhà khoa học dữ liệu: Nghề hấp dẫn thế kỷ 21”, truyền thông và công chúng ngày càng biết nhiều hơn tới cụm từ khoa học dữ liệu. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, thuật ngữ này đã trở thành một từ khóa “nóng” và xuất hiện với tần suất dày đặc.

Tại Hoa Kỳ, khoa học dữ liệu đứng đầu trong số 25 nghề tốt nhất, đứng thứ 16 về mức lương và đứng đầu trong số 10 ngành nghề được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay. Ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia cũng đang ráo riết phát triển các chương trình thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cùng nhiều hoạt động xoay quanh khoa học dữ liệu. Điển hình như chính phủ Singapore đang thực hiện một chương trình nhằm kết nối những cộng đồng khoa học với đề án xây dựng một thành phố thông minh hiện đại.

Tại Việt Nam, những năm gần đây trên các website về tìm kiếm việc làm đã có những từ khóa như: Data science, Machine learning,… đa phần đến từ các tập đoàn lớn và các start-up về công nghệ, kinh doanh bán lẻ và nghiên cứu thị trường.

 “Thế hệ data”, gen Z chọn ngành khoa học dữ liệu để thích ứng nghề nghiệp ảnh 1

Khoa học dữ liệu trở thành ngành học “hot” trong nền kinh tế và kinh doanh hiện nay

Với những bạn trẻ định hướng theo ngành học này, có thể hiểu khoa học dữ liệu là quá trình tạo ra và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động nhằm hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định.

Việc phân tích và dùng dữ liệu lại dựa vào ba nguồn tri thức là toán học (thống kê toán học), công nghệ thông tin (máy học) và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Cũng như các hình thức thí nghiệm khác, khoa học dữ liệu sẽ yêu cầu bạn thực hiện các quan sát, đặt câu hỏi, hình thành các giả thuyết, tạo các bài kiểm tra, phân tích kết quả và đưa ra một khuyến nghị thực tế.

Chính vì vậy mà mục đích chính của khoa học dữ liệu là biến đổi một lượng lớn dữ liệu chưa qua xử lý, làm thế nào để định vị được thành mô hình kinh doanh, từ đó giúp các tổ chức tiết giảm chi phí, gia tăng hiệu quả làm việc, nhìn nhận cơ hội, rủi ro trên thị trường và làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Môi trường phát triển ngoại ngữ là lợi thế lớn

Người làm khoa học dữ liệu sẽ gắn mình với công việc thiết kế, xây dựng mô hình và quản trị hệ cơ sở dữ liệu, tổ chức các hệ thống thông tin,... nên đòi hỏi bạn phải là người yêu thích tìm hiểu cái mới, có khả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi vấn đề, có tính kiên trì, nhẫn nại và chịu khó.

 “Thế hệ data”, gen Z chọn ngành khoa học dữ liệu để thích ứng nghề nghiệp ảnh 2

Ngoại ngữ và công nghệ là 2 lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết

Đặc biệt là khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) phải tốt. Lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và khoa học dữ liệu nói riêng mang tính kết nối toàn cầu, ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh. Do đó, để có thể trở thành một nhà nghiên cứu, phát triển dữ liệu hàng đầu trong tương lai, bạn phải thông thạo tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu. Đây cũng chính là mục tiêu đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) trong đào tạo hiện nay.

 “Thế hệ data”, gen Z chọn ngành khoa học dữ liệu để thích ứng nghề nghiệp ảnh 3

Người làm chủ được các nguồn dữ liệu lớn là người chiến thắng trong cuộc đua công nghệ số

Lựa chọn ngành khoa học dữ liệu là ngành học để theo đuổi là bạn đang đi theo hướng phát triển của xã hội hiện đại. Bởi trong tương lai, khoa học dữ liệu là lĩnh vực không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế. Và tất nhiên, một quốc gia giàu tiềm năng phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này.

Năm 2022, UEF tuyển sinh ngành khoa học dữ liệu với 4 phương thức: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và xét học bạ 3 học kỳ. Sinh viên có cơ hội phát triển toàn tiện thông qua chương trình học bám sát nhu cầu thực tiễn, tiếng Anh được chú trọng trong quá trình dạy và học, hơn 50% thời lượng học bằng tiếng Anh. Sinh viên học và nhận phản hồi liên tục từ giảng viên, chuyên gia đầu ngành, nhà trường đồng hành cùng doanh nghiệp tạo ra các cơ hội thực tập thực tế, đảm bảo việc làm với mức thu nhập hấp dẫn sau khi tốt nghiệp,…

Như vậy, bên cạnh các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây (Cloud Computing) thì các bạn trẻ hiện đại còn có thêm lựa chọn ngành Khoa học dữ liệu để theo đuổi và nắm bắt những tiến bộ của công nghệ trong thời đại 4.0.

MỚI - NÓNG