THẾ GIỚI 24H: Sudan hàng nghìn người lao động đình công

Người biểu tình tập trung tại Khartoum, Sudan, ngày 19/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Người biểu tình tập trung tại Khartoum, Sudan, ngày 19/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
TPO - Ngày 28/5, hàng nghìn người lao động tại Sudan đã bắt đầu đình công trên toàn quốc nhằm kêu gọi thiết lập chính quyền dân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.

Cuộc đàm phán ngày 21/5 đổ vỡ đã khiến lãnh đạo lực lượng biểu tình kêu gọi tiến hành tổng bãi công trong hai ngày kể từ ngày 28/5 để gây sức ép với giới tướng lĩnh ở Hội đồng Quân sự chuyển tiếp Sudan (TMC). Tham gia đình công có các nhân viên chính phủ, những người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, các doanh nghiệp tư nhân và tại thành phố cảng Sudan.


Cảnh sát Brazil cho biết đã có 57 tù nhân thiệt mạng trong các vụ bạo loạn nhà tù vừa qua và phần lớn là bị chết ngạt. Trong đó 15 tù nhân đã thiệt mạng ngày 26/5 và 42 tù nhân thiệt mạng ngày 27/5 tại thành phố Manaus, thủ phủ bang Amazonas. Nguyên nhân của các vụ bạo loạn vẫn đang tiếp tục được điều tra.


Các lực lượng nước ngoài phải rời khỏi Afghanistan để tạo điều kiện cho việc thiết lập hòa bình tại đây. Đây là tuyên bố mà phái đoàn đàm phán của Taliban đưa ra trong cuộc gặp không chính thức với nhóm các chính trị gia đối lập Afghanistan diễn ra tại Moskva (Nga) ngày 28/5. Trưởng đoàn đàm phán Taliban tại Afghanistan, Mullah Baradar Akhund tuyên bố tổ chức này mong muốn hòa bình, song để thực hiện điều đó, bước đi đầu tiên là phải loại bỏ những rào cản hòa bình và chấm dứt sự chiếm đóng Afghanistan.


Cảnh sát Indonesia ngày 28/5 cho biết đã bắt giữ 6 kẻ tình nghi liên quan các vụ biểu tình bạo lực gần đây ở Indonesia  nhằm phản đối kết quả bầu cử Tổng thống. Các đối tượng này đang âm mưu lên kế hoạch sát hại ít nhất 4 quan chức an ninh cấp cao trong nước.


Ngày 28/5, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết tình trạng bạo lực ở khu vực Tây Bắc Nigeria đã buộc khoảng 20.000 người tị nạn phải tìm nơi trú ẩn an toàn tại quốc gia láng giềng Niger từ tháng 4 vừa qua. Các lực lượng quân đội, cảnh sát và an ninh quốc gia đã được triển khai tại khu vực bạo lực này trong những tháng gần đây nhằm triệt phá các băng nhóm tội phạm, vốn được coi là những đối tượng liên quan đến một loạt các vụ giết người và bắt cóc.


Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang ngày 28/5 đã đề nghị Nga tiếp tục nỗ lực ngoại giao để giúp đảm bảo hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Phát biểu trên được ông Moon Hee-sang đưa ra trong cuộc gặp Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin ở thủ đô Moskva cùng ngày. Theo quan chức này, Moskva sẽ có ảnh hưởng ngoại giao đáng kể đối với Bán đảo Triều Tiên "miễn là Nga và Triều Tiên duy trì mối quan hệ song phương đáng tin".


Phái đoàn Mỹ đã rời phòng họp của Hội nghị Giải trừ quân bị ở Geneva để phản đối việc Venezuela bắt đầu tiếp nhận quyền chủ tịch luân phiên của cơ quan này. Thể hiện rõ quan điểm đối với tình hình Venezuela, phát biểu với báo giới sau khi rời đi, đại diện Mỹ cho rằng việc tham gia vào công việc của Hội nghị này nên được đảm nhận bởi một đại diện của nhà lãnh đạo phe đối lập Venezulea Juan Guaido – người tự xưng là nguyên thủ quốc gia, chứ không phải bởi đại diện của Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro.


Phát biểu trước các phóng viên ở Tehran hôm 28/5, ông Jahangiri tuyên bố: "Kẻ thù của chúng ta (Mỹ) đã nói dối suốt 20 năm qua rằng Iran muốn chế tạo một quả bom nguyên tử. Tất nhiên, Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các cơ quan khác liên tục tới thăm Iran, các cuộc đàm phán mở rộng được tổ chức và 6 cường quốc thế giới (nhóm P5+1 đã ký thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran năm 2015) đều thừa nhận rằng Tehran sẽ không hướng tới một quả bom nguyên tử".

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.