Thầy, trò đều phải học kỹ năng sống

Thầy, trò đều phải học kỹ năng sống
TP - Hội thảo Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường trong học sinh phổ thông, do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 25/11 có nhiều ý kiến mới mẻ.
Thầy, trò đều phải học kỹ năng sống ảnh 1
Học sinh trường Trần Phú. Ảnh: Hồng Vĩnh

Học sinh sinh viên (HSSV) nói chung đang bị mặt trái của xã hội làm tổn hại. Việc gia tăng tội phạm tuổi vị thành niên thời gian qua nói lên rất rõ điều đó. Cũng do điều này mà ngay cả các giáo viên trong trường học đối diện với sự đối xử ngỗ ngược của học sinh (HS).

Từng có một HS mắc khuyết điểm, bị nhắc nhở đã đấm vào mặt thầy. Đã đến lúc cần nghiêm khắc xem lại mối quan hệ gia đình - nhà trường -xã hội. Đó là một phần ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Đồng, trường  THPT Mê Linh (Hà Nội).

Đại biểu Mai Sĩ Nhật (Hà Nội) nhấn mạnh, đã đến lúc Bộ GD&ĐT  cần chăm lo đến dạy người. Trên thực tế, dù Bộ GD&ĐT đã làm nhiều việc như  ký kết liên tịch với Bộ Công an, Đoàn Thanh niên... để chăm lo việc này nhưng những biện pháp đó không đầy đủ, chưa bền vững.

Thầy, trò đều phải học kỹ năng sống ảnh 2Trong chương trình đổi mới giáo dục sắp tới, ngành GD&ĐT sẽ đưa vào chỉ đạo điểm việc xây dựng lồng ghép vào các môn học phổ thông là môn giáo dục kỹ năng sống (KNS).

Bắt đầu từ năm 2010 và 2011 tất cả từ tiểu học đến THCS đều đưa môn KNS  lồng ghép vào các môn học và các hoạt động ngoại khóa.

Chương trình này do Viện Khoa học Giáo dục VN chủ trì xây dựng. Bắt đầu từ tháng 12/2009 sẽ có chỉ đạo điểm để một số trường làm trước.Thầy, trò đều phải học kỹ năng sống ảnh 3 - Ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ GD&ĐT.

Đại biểu Lê Nguyên Hương (THPT Nguyễn Huệ): Bấy lâu nay chúng ta  chỉ chú trọng đến trí dục, đến  tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ thi đỗ  vào đại học mà  không quan tâm đến học sinh chăm, ngoan. Chương trình học tập hiện nay quá  nặng, các nhà trường không có thời gian hợp lý để tổ chức giáo dục kỹ năng sống (KNS) và đạo đức.

Bà Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Môi trường và Các vấn đề xã hội, thẳng thắn: Vấn đề lớn nhất là HSSV thiếu hụt KNS. Họ đang ở độ tuổi thay đổi về tâm sinh lý, đang nhận biết cuộc sống, và cũng đang định hướng cuộc sống. Tuổi này không có nhận thức rõ ràng, hay có hành động bột phát, dễ có hành vi lệch lạc. Vì vậy các em cần được hỗ trợ để có KNS.

Thông qua tư vấn cho các em, chúng tôi biết được các em bị tác động từ nhiều phía mất nhiều thời gian cho các việc vô bổ, không tập trung vào học tập; hoàn cảnh các gia đình hiện đại ngày càng phức tạp (ly hôn, bạo lực gia đình, thiếu sự quan tâm đến con cái...) khiến các em thiếu thời gian giao tiếp, hẫng hụt.

PV Tiền Phong đã trao đổi sâu hơn với bà Hảo về vấn đề KNS:

Bà đã đưa ra con số 95 phần trăm HSSV thiếu hụt kỹ năng sống. Xin bà nói rõ hơn về thực trạng này.

95 phần trăm số học sinh được  phỏng vấn  trong 1.043 HSSV tại 7 trường THPT và ĐH, CĐ đã  nhận thức không đầy đủ  KNS và đều đề nghị được giáo dục KNS. Tình trạng hành vi không chuẩn ở trẻ vị thành niên chính là thiếu hụt KNS .

Theo bà, giải pháp nào tốt nhất cho vấn đề này?

Giải pháp thì có nhiều nhưng tôi xin  nhấn mạnh:  giáo dục đạo đức,  lối sống cho học sinh phải làm thế nào thu hút được sự tham gia của các cấp,  các ngành; làm thế nào để toàn xã hội quan tâm công việc quan trọng này.

Cần đưa KNS thành một nội dung giáo dục trong nhà trường như là môn học bắt buộc chính khóa mới tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề đối với HS hiện nay. Để làm được nhà trường phải phối hợp với gia đình và xã hội,  trong đó,  nhà trường đóng vai trò quan trọng.

Khi Bộ đưa KNS vào chương trình giáo dục đạo đức có nên đi vào các  tình huống cụ thể để giúp học sinh giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hay chỉ khuyên những điều nên và không nên một cách chung chung?

Thời gian vừa qua chúng tôi có tổ chức nhiều lớp KNS,  tổ chức CLB KNS vị thành niên,  trong đó có giao lưu hai chiều, HSSV đã đặt ra rất nhiều câu hỏi, tình huống  và giáo viên giúp giải quyết, chính vì vậy  các vấn đề về KNS có tác dụng giáo dục rất lớn.

Kiến thức về KNS của giáo viên hiện nay có phải là một rào cản hay không thưa bà?

Kiến thức về KNS của giáo viên cũng là một rào cản. Vì vậy,  ngoài việc xây dựng chương trình giáo dục KNS, ngành GD&ĐT cần phải đào tạo một đội ngũ giáo viên có trình độ để giải quyết vấn đề này.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.