> Cầu Thanh Trì: Sau trồi lún là bong gãy
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Thanh Bình – Phó Giám đốc PMU Thăng Long cho rằng, lớp bê tông được thay cũng là bê tông nhựa nhưng là chất liệu polimer.
“Đây là một chất liệu thảm đường mới, ưu điểm là cường độ chịu tải, chịu nhiệt cao, rất phù hợp khi thảm trên mặt cầu hay đường có lưu lượng phương tiện lớn”.
Thưa ông, lớp vật liệu mới này đã áp dụng ở nước ta chưa và sẽ được thảm toàn bộ mặt cầu Thanh Trì hay chỉ những khu vực bị trồi lún?
Để có kết quả tốt nhất trong việc khắc phục sự cố trồi lún trên cầu Thanh Trì, sau một thời gian nghiên cứu vừa qua, BQL đã trình và được Bộ GTVT chấp thuận về chủ trương cho phép áp dụng công nghệ thảm bê tông nhựa polimer lên mặt cầu.
Đây là công nghệ mới và đang được áp dụng cho nhiều công trình giao thông trọng điểm ở nước ta. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí để thảm toàn bộ mặt cầu nên trước mắt, ban chỉ khoanh vùng thảm những khu vực đang xảy ra trồi lún.
Hiện phương án thực hiện đã được báo cáo và nếu được Bộ duyệt sớm thì sự cố trồi lún trên cầu Thanh Trì sẽ được khắc phục trong tháng 6.
Hiện hầu hết KCG trên cầu Thanh Trì cũng bị hư hỏng. Ban có biết việc này và phương án khắc phục ra sao?
Do cầu Thanh Trì đã hết bảo hành từ 8-2009 nên các hạng mục và thiết bị đảm bảo giao thông như KCG, chiếu sáng, biển báo... thuộc trách nhiệm duy tu, sửa chữa của đơn vị quản lý là Cty Quản lý đường bộ 248, Khu quản lý đường bộ 2, Tổng Cục đường bộ Việt Nam. Với hệ thống KCG, để việc đi lại của phương tiện được êm thuận hầu hết các KCG được nhà thầu lắp đặt bằng chất liệu cao su.
Cầu Thăng Long vẫn chưa sửa xong
Trước việc mặt cầu Thăng Long xuống cấp nghiêm trọng, từ ngày 15 –5, Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị liên quan sửa chữa từ đêm 15 và phải xong trước 20-5 để bàn giao cho Hà Nội.
Tuy nhiên, trao đổi với PV Tiền Phong chiều 24-5, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, các đơn vị được giao nhiệm vụ vẫn sửa chữa chưa xong. Theo ông Thắng, lý do chính khiến công việc bị chậm là những ngày vừa qua Hà Nội có mưa lớn. Do vậy Tổng Cục vừa có yêu cầu chậm nhất đến 31-5, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long phải hoàn thành.
Theo quy trình, các chất liệu này chỉ hoạt động được một vài năm phải thay mới, tuy nhiên có thể do kinh phí duy tu được cấp không đủ để thay nên Cty Quản lý đường bộ 248 mới khắc phục tạm bợ bằng việc trám bê tông như vậy. Đây là việc khắc phục không đúng thiết kế, kỹ thuật. Nhà nước, cụ thể là Bộ GTVT cần kiểm tra và tăng thêm kinh phí duy tu cầu Thanh Trì.
Xảy ra hiện tượng mặt cầu trồi lún như hiện nay có phải chất lượng công trình có vấn đề hay do nguyên nhân nào khác, trách nhiệm thuộc về ai?
Sự cố trồi lún xảy ra sau khi cầu Thanh Trì đã hết thời gian bảo hành. Tuy nhiên, đến nay với trách nhiệm là đại diện chủ đầu tư, BQL dự án Thăng Long vẫn đứng ra chỉ đạo nhà thầu (Cty Obayashi Việt Nam - PV) có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục.
Về chất lượng công trình, tôi khẳng định cầu Thanh Trì đến nay vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Hiện tượng trồi lún chỉ xảy ra ở phần mặt đường nhựa, lún chỗ này và trồi lên chỗ kia, còn kết cấu cầu không lún, các dầm và trụ không có sự xê dịch, rung lắc.
Do cầu Thanh Trì có thiết kế tải H30 – XB 80 tức là xe trọng tải bánh lốp dưới 30 tấn và xe trọng tải bánh xích dưới 80 tấn đi qua. Tuy nhiên, hiện nay do thiếu các trạm cân kiểm soát nên xe chở quá trọng tải trên vẫn vượt qua cầu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mặt cầu trồi lún, nhất là những hôm trời nắng nóng.
Cảm ơn ông.
Trọng Đảng
Thực hiện