Thầy giáo trẻ với 12 năm dạy võ cho trẻ khiếm thị

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hơn một thập kỷ lặng lẽ trôi qua, đến mức chính thầy cũng không biết mình đã mê nghề giáo từ lúc nào: “Miễn là các trò đi đứng mạnh dạn hơn, biết tự vệ khi gặp hiểm nguy, thì 20, 30 năm nữa, tôi cũng sẵn lòng”.

Đây là lời tâm sự của thầy Trịnh Công Sơn, 35 tuổi, hiện đang là giáo viên dạy giáo dục thể chất của trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 10, TP. HCM). Các học trò ở đây phần đông là trẻ khiếm thị và một số ít là khiếm thị đa tật (mù - điếc, mù – bại não...).

Mối duyên với trẻ khiếm thị

Khi vừa bước vào lớp 7, thầy Sơn bắt đầu học võ Judo và gia nhập vào đội tuyển Judo TP. HCM. Cho đến năm 2004, Đoàn Sở TDTT TP. HCM đưa ra ý tưởng mở lớp Judo cho người khiếm thị, chính thầy Lý Đại Nghĩa và cô Trần Mai Thúy Hồng – người trực tiếp dạy võ cho thầy Sơn, là người đứng lớp. Nhờ cơ duyên này mà thầy được tiếp xúc, trò chuyện với nhiều trẻ em khiếm thị, cũng như thấu hiểu và đồng cảm được nỗi đau mất đi ánh sáng.

Học hết lớp 12, thầy quyết định rời khỏi đội tuyển Judo thành phố để theo học tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM, sau đó xin vào làm giáo viên thể chất của trường Nguyễn Đình Chiểu đến tận bây giờ. Việc gác lại tấm Huy chương Vàng Judo quốc tế Việt Nam 2007 cùng nhiều hoài bão lớn ở phía trước để trở thành một giáo viên dạy trẻ khiếm thị, hầu như gia đình, bạn bè ai cũng can ngăn, khuyên nhủ thầy hết lời. “Mình thích công việc đó thì mình làm thôi, ý chí, nguyện vọng của mình là như vậy thì mình phải quyết tâm. Nếu ai cũng chọn điều dễ thì không sai, nhưng rồi những em học sinh như thế này, ai sẽ là người dạy các bé?”, thầy Sơn tâm sự.

Thầy giáo trẻ với 12 năm dạy võ cho trẻ khiếm thị ảnh 1
Thầy Sơn tỉ mỉ hướng dẫn các em từng cử động.

Thầy Sơn cho biết thêm, việc các bé được học võ Judo từ sớm là rất quan trọng. Judo vốn được thiết kế dành cho những người yếu thế với mục tiêu tự vệ là chính. Ngoài giúp các học trò khiếm thị rèn luyện thể chất, các bé còn học được cách tự vệ khi gặp nguy hiểm, và cách bảo vệ cơ thể, đặc biệt là bảo vệ vùng đầu khi gặp tai nạn.

Mong các bé thấy vui

Chập chững vào nghề, thầy giáo trẻ cũng nếm trải không ít "trái đắng". Kiến thức mà thầy được học tại trường lớp chủ yếu là để dạy cho các bạn sáng mắt. Vì vậy, để nắm được cách dạy sao cho hay, sao cho đúng, cũng như cách đưa ra nội dung bài giảng sao cho phù hợp, thầy Sơn phải theo các thầy cô khác học tập một thời gian dài. Ngoài ra, thầy cũng nhiều lần cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc khi các bé không phát triển được như kỳ vọng. Nhiều lần, thầy còn bỏ tiền túi để mua thêm một số dụng cụ học tập cho các em.

Thầy giáo trẻ với 12 năm dạy võ cho trẻ khiếm thị ảnh 2

Lớp học của thầy luôn đầy ắp tiếng cười.

ThS Nguyễn Thị Quế Hương, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Thầy Sơn rất tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh. Các học sinh ở đây không giống như các học sinh bình thường, các bé khó dạy hơn. Nếu dạy mà mình la mắng thì sẽ không thành công. Tuy nhiên, thầy đã rất thành công, đạt được nhiều thành tích, từ đó có thể thấy được tình cảm lớn lao của thầy với học sinh của mình”.

Thầy giáo trẻ với 12 năm dạy võ cho trẻ khiếm thị ảnh 3
Thầy Sơn hướng dẫn học trò thực hiện động tác cuộn tròn về phía trước.

Dưới sự dẫn dắt của thầy Sơn, Đoàn trường nhiều năm liền đều đoạt giải Nhất, Nhì Judo khiếm thị người khuyết tật toàn quốc. Mới đây nhất, em Huỳnh Tiến Phát, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Sơn, đã đoạt Huy chương Đồng quốc tế ASEAN Para Games 2022.

Thầy giáo trẻ với 12 năm dạy võ cho trẻ khiếm thị ảnh 4
Hằng năm, thầy Sơn đều giúp trường đạt giải cao trong các cuộc thi Judo khiếm thị.

Thầy Sơn chia sẻ: “Tôi muốn mọi người nhìn nhận người khiếm thị nói chung và các bé nói riêng dưới một góc nhìn khác, họ vô cùng mạnh mẽ và tài giỏi. Chứ không phải nhìn vào và đùa giỡn trên những tổn thất, mất mát của họ”. Được biết, niềm vui hiện tại của thầy là mỗi ngày các trò học tiết của thầy đều thấy vui, kết thúc tiết cũng vui và muốn ở lại tâm sự, trò chuyện với thầy.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.