Thấy gì từ việc Qatar liên tiếp mua sắm vũ khí

Thấy gì từ việc Qatar liên tiếp mua sắm vũ khí
TPO - Mua sắm quân sự là một trong những vũ khí hữu hiệu để chính quyền Doha "tồn tại" trong bối cảnh bị các nước Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain cắt đứt quan hệ ngoại giao và phong tỏa cả đường không, đường bộ và đường biển hơn 1 năm qua.  

Qatar liên tiếp mua sắm trang bị quân sự

Ngày 21/8, Tập đoàn công nghệ cao Leonardo của Italy và Qatar đã hoàn tất thỏa thuận về việc Doha mua 28 trực thăng quân sự đa dụng hạng trung NH90 trị giá hơn 3 tỷ Euro.

Theo thỏa thuận trên, hãng Leonardo sẽ cung cấp 28 trực thăng quân sự của Italy cho Bộ Quốc phòng Qatar. Quá trình chuyển giao máy bay cho Qatar sẽ bắt đầu từ năm 2019 đến 2020.

Máy bay trực thăng quân sự NH90 là dòng máy bay hiện đại, đa năng, được thiết kế theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đây là hoạt động mua sắm quốc phòng mới nhất của nước này, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao với các nước láng giềng vùng Vịnh vẫn chưa được giải quyết.

Trước đó, vào ngày 17/9, Qatar đã ký thỏa thuận mua 24 máy bay chiến đấu Typhoon của Anh. Đây là hợp đồng mua vũ khí lớn của chính quyền Doha kể từ đầu tháng 6/2017, thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Doha với các nước láng giềng Arab vùng Vịnh.

Đồng thời, Bộ Quốc phòng Qutar cũng đã hoàn tất thương vụ mua 36 chiến đấu cơ F-15 từ Mỹ với trị giá 12 tỷ USD. Thỏa thuận vũ khí này đã mang lại cho Qatar năng lực công nghệ tiên tiến nhất, đồng thời giúp tăng cường sự hợp tác an ninh và năng lực hành động chung giữa Mỹ và Qatar.

Con bài chống lại các đòn trừng phạt từ láng giềng Arab vùng Vịnh

Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa chính quyền Doha với các nước láng giềng Arab vùng Vịnh ngày 5/6/2017, Qatar đã thực hiện nhiều hợp đồng "khủng" về vũ khí với các nước có tiếng nói quan trọng tại vùng Vịnh.

Theo giới quan sát, mặc dù nền kinh tế Qatar đang chịu nhiều tác động từ việc bị các nước Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain cắt đứt quan hệ ngoại giao và phong tỏa cả đường không, đường bộ và đường biển, nhưng Doha vẫn tiếp tục chi tiêu “mạnh tay” vào lĩnh vực quân sự.

Trước đó, vào năm 2014, trong lúc xảy ra cuộc khủng hoảng giữa Qatar với Ả-rập Saudi và các quốc gia khác tại vùng Vịnh, chính quyền Doha cũng thực hiện chính sách mua sắm vũ khí bằng cách ký hợp đồng mua tên lửa Patriot trị giá 11 tỷ USD với Mỹ. Và ngay lập tức, thoả thuận mua bán vũ này đã tác động tích cực lên quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng vùng Vịnh năm 2014.

Việc Qatar hoàn tất thương vụ mua 28 trực thăng quân sự đa dụng hạng trung NH90 từ Tập đoàn công nghệ cao Leonardo của Italy là động thái mới nhất của nước này trong việc sử dụng "ngoại giao vũ khí" làm công cụ đáp trả các lệnh trừng phạt từ các nước trong khu vực.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.