Thấy gì từ những tranh Việt được gõ búa triệu USD?

TPO - Ba năm trở lại đây, tranh của danh họa Việt được bán với giá cao trên các sàn đấu giá uy tín, tầm cỡ quốc tế. Nhiều chuyên gia trong giới mỹ thuật khẳng định đây là tin vui với nền mỹ thuật nước nhà. Tuy nhiên, thị trường tranh Việt khó vươn tầm nếu vấn nạn tranh giả chưa được ngăn chặn. 

Dấu ấn tranh Việt triệu USD

Từ năm 2020 trở lại đây, tranh Việt liên tiếp "làm mưa làm gió" trên các sàn đấu giá quốc tế. Tác phẩm của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm... được gõ búa ở mức giá lên tới cả chục tỷ đồng. Tác phẩm Gia đình trong vườn (La famille dans le jardin) của họa sĩ Lê Phổ vừa được bán với giá hơn 2,3 triệu USD (55 tỷ đồng) tại phiên đấu giá chiều 5/4 Sotheby’s Hong Kong (Trung Quốc).

Thấy gì từ những tranh Việt được gõ búa triệu USD? ảnh 1
Gia đình trong vườn trở thành tác phẩm được đấu giá cao nhất của Lê Phổ.

Trước đó, bức Chân dung cô Phương của Mai Trung Thứ được mua lại với giá 3,1 triệu USD (hơn 72 tỷ đồng), trở thành bức tranh có giá cao nhất trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Chân dung cô Phương trưng bày lần đầu tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1930. Sau đó, tác phẩm được tuyển chọn để tham dự Triển lãm quốc tế thuộc địa năm 1931 ở Paris.

Nhà đấu giá Sotheby’s miêu tả bức tranh "là một tác phẩm hoành tráng nhưng dịu dàng và gần gũi. Bức tranh thể hiện sự ngưỡng mộ sâu sắc của Mai Thứ đối với người mẫu, một quý cô được đồn đại là người yêu của nghệ sĩ".

Dấu ấn của tranh Việt trên thị trường mỹ thuật thế giới gắn liền với "bộ tứ trời Âu" gồm Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm và Lê Thị Lựu.

Nhà sưu tập Đỗ Viết Tuấn - người có niềm yêu thích đặc biệt với tranh Đông Dương - cho biết danh họa Lê Phổ và bộ tứ Đông Dương nơi trời Âu thuộc thế hệ họa sĩ đời đầu của mỹ thuật Đông Dương, được học tập và sinh sống trong môi trường đào tạo khắt khe, bài bản.

“Lê Phổ cùng những người bạn của mình như Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm và Lê Thị Lựu là những họa sĩ đầu tiên xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Họ là những học trò xuất sắc của trường và thành danh tại Pháp”, nhà sưu tập Đỗ Viết Tuấn chia sẻ với Tin Phong.

Thấy gì từ những tranh Việt được gõ búa triệu USD? ảnh 2Thấy gì từ những tranh Việt được gõ búa triệu USD? ảnh 3

Lê Phổ (trái) và Mai Trung Thứ có nhiều bức tranh trị giá triệu USD. Ảnh: TL.

Ông Đỗ Viết Tuấn khẳng định ngoài bộ tứ Phổ - Thứ - Đàm - Lựu, Việt Nam còn nhiều thế hệ họa sĩ khác cũng đã có những bức tranh triệu đô như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Văn Tỵ, Phạm Hậu... Những họa sĩ này đều là danh họa của Việt Nam cùng với các tác phẩm đa dạng về chất liệu và phong cách.

Việc một tác phẩm có giá trị cao trên sàn đấu giá hiện nay không chỉ nằm ở giá trị nghệ thuật hay vị trí của họa sĩ, mà còn có nhiều yếu tố khác đi kèm như nguồn gốc, lịch sử của tác phẩm. Thời điểm xuất hiện, lịch sử lưu trữ ở bảo tàng, sự kiện hay trong gia tài riêng của các nhà sưu tập cũng là những dữ liệu quan trọng làm nên giá trị bức tranh.

Thấy gì từ những tranh Việt được gõ búa triệu USD? ảnh 4

Bức tranh Chân dung cô Phương của Mai Trung Thứ đứng đầu danh sách tranh Việt giá cao trên sàn đấu giá quốc tế.

“Việc bảo quản, lưu trữ, chất lượng của tác phẩm cũng là một trong những yếu tố thiết yếu để quyết định giá trị của tác phẩm hiện nay”, ông Đỗ Viết Tuấn nêu.

Cho tới thời điểm này, Lê Phổ đang là họa sĩ nắm giữ kỷ lục có nhiều tác phẩm triệu USD trên sàn đấu giá công khai. Tính từ năm 2017 trung bình mỗi năm trôi qua tranh Lê Phổ trên sàn đấu giá đều có một bức triệu USD, giá trị các bức tranh đều tăng dần.

Khi bức tranh Gia đình trong vườn được bán với giá rất cao vào ngày 5/4, nhà sưu tập Đỗ Viết Tuần bày tỏ sự vui mừng. Ông tin tưởng đây là tín hiệu vui để tranh Lê Phổ cũng như nhiều họa sĩ Việt Nam sẽ tăng giá trị lên cao, tạo ra những kỷ lục mới trong tương lai gần.

Giá trị đến từ quá khứ

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi nhận định nhiều tín hiệu vui đang đến với thị trường tranh Việt Nam trong những năm qua.

Bức Chân dung cô Phương của Mai Trung Thứ - tác phẩm có giá công khai cao nhất của nền mỹ thuật Việt Nam cũng được một nhà sưu tầm trong nước mua lại.

“Đời sống tinh thần của người Việt Nam ngày càng cao. Những cuộc triển lãm tranh sôi động thời gian qua là minh chứng", ông chia sẻ với Tiền Phong.

Việt Nam có trường mỹ thuật trước các nước Đông Nam Á như Singapore, Philippines, Malaysia... Nhưng tranh của họa sĩ đương đại Việt Nam không được đánh giá cao, đạt giá trị cao khi lên sàn quốc tế như tác phẩm của họa sĩ nước láng giềng", nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi.

Những bức tranh được định giá triệu USD đều thuộc về các họa sĩ thế hệ trước. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi lý giải giá trị tranh Việt Nam vẫn gắn liền với tranh Đông Dương, nên sự quan tâm của giới mộ điệu là rất lớn.

Thấy gì từ những tranh Việt được gõ búa triệu USD? ảnh 5

Thầy giáo và sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thập niên 30 của thế kỷ 20. Ảnh: Gia đình KTS Nguyễn Ngọc Ngoạn.

Tuy nhiên, tranh của Việt Nam còn đôi chút lép vế với những tác phẩm từ các nước xung quanh.

"Việt Nam có trường mỹ thuật trước các nước Đông Nam Á như Singapore, Philippines, Malaysia... Nhưng tranh của họa sĩ đương đại Việt Nam không được đánh giá cao, đạt giá trị cao khi lên sàn quốc tế như tác phẩm của họa sĩ nước láng giềng", nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi nhận định.

Vấn nạn tranh giả khiến tranh Việt đương đại dù tiếp cận được với những nhà đấu giá đình đám, song chưa có giá trị cao như mong đợi. "Khi quyết định bỏ ra số tiền lớn để mua tranh, các nhà sưu tập cần giới chuyên môn làm cố vấn. Họ cực kỳ cẩn trọng trong việc xác định tranh giả, tranh thật. Mua phải tranh giả là một sự đau đớn, nhà sưu tập cũng không thể bán lại được", ông Ngô Kim Khôi nói thêm.

Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi nêu quan điểm giới mỹ thuật, người yêu tranh cần đồng lòng quyết tâm bài trừ tranh giả, vì vấn nạn này chỉ đưa thị trường tranh ngày càng đi xuống.

Thấy gì từ những tranh Việt được gõ búa triệu USD? ảnh 6

Tranh ở triển lãm Hồn xưa bến lạ diễn ra năm 2022. Đây là nơi trưng bày 56 bức tranh được giới thiệu là của “bộ tứ trời Âu” Phổ-Thứ-Lựu- Đàm.

Nhìn nhận thị trường mỹ thuật trong nước, nhà sưu tập Đỗ Viết Tuấn cho rằng sau những lần gõ búa triệu USD của tranh Việt, sự phát triển đồng đều để tạo nên một chiến lược phát triển văn hóa mỹ thuật, kéo theo sự phát triển của thị trường hội họa đương đại mới là điều cần lưu tâm.

Tin liên quan