5 năm, từ suy thoái đến kinh tế tăng tốc

Thành quả của điều hành chính sách linh hoạt

Nhiều doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ trong 5 năm qua. (trong ảnh, Nhà máy Sữa TH true Milk hiện đại ở Nghệ An). Ảnh Quyền Thành
Nhiều doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ trong 5 năm qua. (trong ảnh, Nhà máy Sữa TH true Milk hiện đại ở Nghệ An). Ảnh Quyền Thành
Cuối năm 2010, suy thoái vẫn bao phủ hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi lãi suất quá cao, doanh nghiệp “đói” vốn, phá sản hàng loạt. Với chỉ đạo quyết liệt, đúng thời điểm, chọn cách điều hành phù hợp bản chất kinh tế thị trường của Chính phủ, gam màu sáng đã xuất hiện. Năm 2015, kinh tế chuyển biến toàn diện, tăng tốc bền vững hơn.

Bức tranh kinh tế sáng

Tăng trưởng kinh tế năm 2015 được dự tính ở mức 6,5 –mức tăng trưởng ấn tượng, đánh dấu sự bứt phá ở năm bản lề chuẩn bị bước sang kế hoạch 5 năm (2015-2010). Bức tranh kinh tế càng về cuối năm càng có nhiều điểm sáng khi các chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng ở mức cao so với nhiều năm trước nhưng lạm phát được chủ động kiềm chế ở mức thấp; lĩnh vực tiền tệ, tài chính, ngân sách đều có chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực.

Từ điều hành chính sách tiền tệ trong nhiều năm liên tục kiên trì linh hoạt, quyết đoán của Thủ tướng, doanh nghiệp được mùa thành lập mới và đầu tư không ngừng gia tăng, niềm tin và kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế ổn định. Trong tháng 11 năm 2015, cả nước có 9311 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 52,6 nghìn tỷ đồng, tăng cả về vốn và số doanh nghiệp. Cũng trong tháng 11, cả nước có 2448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng, cả nước có 86.853 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/11 thu hút 1855 dự án được cấp phép mới, số vốn đăng ký và số dự án đều tăng. Trong đó ngành chế biến, chế tạo thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất. Đây là bằng chứng cho thấy sự điều hành chính sách linh hoạt, cân đối vĩ mô phù hợp, theo sát diễn biến kinh tế và đúng với bản chất kinh tế thị trường thời hội nhập của Chính phủ đã tạo sức hút lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam ngày 5/12, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam nhận định: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong mỗi trụ cột chiến lược (cách thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực), dẫn đến sự phát triển chung, thể hiện rõ nét là tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 6% trong thời gian qua, trong khi các nước trong khu vực đạt 5,6% làm cho quy mô nền kinh tế tăng gấp đôi, thu nhập bình quân đầu người tăng 4,8% hằng năm.

Sản xuất kinh doanh năng động vượt khó khăn, đã kéo theo tình hình xã hội ổn định, an sinh xã hội được chú trọng đúng mức tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong dài hạn. WB cũng đưa ra nhận định trong tháng 12/2015: Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh, trong 5 năm qua đã có trên 6 triệu người thoát nghèo.

Trước mắt, kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhất là các biến động kinh tế thế giới còn khó lường, những tác động về biến động tỷ giá của các nước lớn, giá dầu trong trung hạn sẽ tác động theo hướng bất lợi chính sách tiền tệ, thương mại của Việt Nam, song khả năng Chính phủ có thể đối phó và vượt qua tốt hơn các trở ngại này. Lý do là kinh nghiệm vượt qua thử thách, biến động khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian qua đã giúp cho Chính phủ có nhiều kinh nghiệm đối phó; Khả năng điều hành linh hoạt…; Kinh tế giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu của một số nước.

Bài học từ điều hành quyết đoán, kịp thời

Từ năm 2008, kinh tế nước ta bị suy thoái nghiêm trọng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới. Lạm phát cao, lãi suất ở mức doanh nghiệp không thể tiếp cận và phá sản và ngừng sản xuất hàng loạt với đỉnh điểm rơi vào năm 2011. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Bằng mọi giá phải giảm lạm phát, khơi thông dòng vốn với lãi suất phù hợp để khôi phục sản xuất và hướng đến thoát khỏi trì trệ. Tuy nhiên, thời điểm nào để hạ lệnh giảm lãi suất, căn cứ pháp lý để giảm lãi suất là vấn đề đặt ra. Những khó khăn trong chèo lái con thuyền kinh tế của người đứng đầu Chính phủ cuối cùng cũng được đưa ra chính xác... Có thể nói quyết định này đã chặn đứng xu thế lao dốc của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, “nắn” được xu thế đi ngang rồi tăng dần của đồ thị biểu diễn “sức khoẻ” nền kinh tế. Nhiều lĩnh vực sản xuất ấm dần trở lại và chuyển biến tích cực. Đây có thể coi là một trong những thành công nhất trong điều hành kinh tế của hệ thống chính trị và Chính phủ với sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng tại thời điểm căng thẳng suy thoái.

Nhìn lại diễn biến điều hành chính sách tiền tệ, dễ thấy Chính phủ vào tháng 3/2012 đã “bắt mạch” được thời điểm can thiệp hạ lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Với CPI 2 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng gần 2,4%, thanh khoản ngân hàng, tỷ giá, cán cân ngoại tệ được cải thiện, chứng khoán nhiều sắc xanh…, “Thủ tướng Chính phủ kết luận, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ động sử dụng các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật để hạ lãi suất. Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải công bố giảm lãi suất ngay sau phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ”.

Từ chỉ đạo này, Ngân hàng Nhà nước đã căn cứ Điều 12 và 91 Luật các Tổ chức Tín dụng để kiểm soát, định hướng mặt bằng lãi suất theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt này, bóng ma lạm phát cao, đặc biệt là lãi suất cho vay cao (17 - 19%) tiếp tục được đẩy lùi, điều chỉnh giảm, mở đường cho sản xuất phục hồi, vượt qua khó khăn. Bước ngoặt cho giai đoạn kinh tế chuyển sang giai đoạn mới đã mở ra.

Trong suốt năm 2012 và 2013, điều hành chính sách tiền tệ hướng đến bản chất kinh tế thị trường, khơi thông dòng vốn lành mạnh cho sản xuất, ổn định nền kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Sau khi yêu cầu (có tính chất hành chính) Ngân hàng Nhà nước phải hạ lãi suất vào tháng 3/2012.

Đầu năm 2013, dù tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực (sản xuất công nghiệp tăng 21%, xuất khẩu và dịch vụ đều tăng, hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập mới…), nhiều doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất đã hoạt động sống động trở lại, song Thủ tướng vẫn quyết liệt chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ sát thực tiễn hơn theo hướng phải hạ lãi suất cho vay. Đây là cơ sở để hai năm 2014 -2015, kinh tế đã dần bước sang giai đoạn tăng trưởng trở lại, mọi mặt xã hội tiếp tục được cải thiện.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.