Thánh đường Phát Diệm nhìn từ trên cao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhà thờ Phát Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) không chỉ là công trình kiến trúc thể hiện sự hội nhập văn hoá Ðông - Tây mà còn chứa đựng những câu chuyện độc đáo.

Hơn 20 năm xây dựng

Toàn cảnh Nhà thờ Chính toà Phát Diệm nhìn từ trên cao.

Linh mục F.X Huy cho biết, cái tên Phát Diệm do Danh điền tướng công Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) - người có công quai đê lấn biển, lập nên huyện Kim Sơn đặt tên, với ý nghĩa phát sinh ra cái đẹp.

Quần thể nhà thờ Phát Diệm do linh mục Peter Trần Lục, còn được người dân gọi là cụ Sáu, khởi công xây dựng vào năm 1875 và đến năm 1898 mới cơ bản hoàn thành. Hiện quần thể gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có 1 nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 Phương Ðình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo.

Thánh đường Phát Diệm nhìn từ trên cao ảnh 1

Khu vực cuối Nhà thờ Chính toà Phát Diệm. Ảnh: M.Đ

“Nhiều người nhận xét công trình này giống đình chùa cũng đúng, bởi linh mục Trần Lục - kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên tính hòa hợp và sự hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc, cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam” - linh mục F.X Huy cho biết.

Gần cổng vào nhà thờ có hồ nước (được gọi là Ao Hồ). Giữa hồ nước có một hòn đảo nhỏ đặt tượng chúa Jesus đang dang rộng cánh tay. Phía sau Ao Hồ là tòa Phương Ðình bằng đá đồ sộ, mái uốn cong mang hơi thở đình chùa nhà Phật, cũng là nét kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc Việt. Bao quanh cụm công trình Ao Hồ, Phương Ðình là những hàng cây cổ thụ tỏa tán rộng lớn, tạo cảm giác gần gũi, thân quen như hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình.

Thánh đường Phát Diệm nhìn từ trên cao ảnh 2

Khu vực Phương Đình nhà thờ Chính toà Phát Diệm. Ảnh: M.Đ

Vào thời điểm khởi công công trình, khu vực nhà thờ Phát Diệm chỉ là bãi bồi, cách biển vài trăm mét nên việc gia cố nền móng rất quan trọng. Trải qua hàng trăm năm, ngôi Thánh đường này vẫn đứng vững trước giông bão, như thách đố các kiến trúc sư dày công tìm hiểu.

Tầng 2 của Phương Ðình treo một trống lớn, còn tầng 3 treo một quả chuông cao 1,4m, nặng gần 2.000kg, được đúc vào năm 1890.

Được biết, Nhà thờ Chính toà Phát Diệm được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức là nhà thờ Ðức Mẹ Mân Côi. Bên trong nhà thờ có 52 cột đỡ, sắp xếp thành 6 hàng, chia không gian nhà thờ thành 9 gian. Các vách tại gian Cung thánh làm bằng gỗ, được chạm trổ công phu, tinh xảo, sơn son thếp vàng. Bàn thờ chính làm bằng đá, cũng được chạm khắc hết sức tỉ mỉ. Trước bàn thờ chính còn có 6 phiến đá đặt chìm ở trên sàn, là nơi chôn 6 vị giám mục.

Thánh đường Phát Diệm nhìn từ trên cao ảnh 3

Khu vực Nhà thờ Đá Phát Diệm. Ảnh: M.Đ

Sừng sững trước bom đạn

Với người dân Kim Sơn hay bất cứ du khách nào khi đến đây đều không thể hiểu nổi, vì sao từng bị bom đạn bắn phá ác liệt nhưng nhà thờ Phát Diệm vẫn không hề sứt mẻ? Năm 1953, đại bác của thực dân Pháp bắn vào gian cuối phía đông nhà thờ lớn, song toàn bộ công trình chỉ bị hư hại nhẹ. Ngày 15/8/1972, máy bay B52 của Mỹ dội 8 quả bom từ khu vực nhà chung (đầu nhà thờ lớn) ra tới khu vực ao hồ (cuối nhà thờ), nhưng công trình không hề hấn gì.

Thánh đường Phát Diệm nhìn từ trên cao ảnh 4

Giữa hồ nước có một hòn đảo nhỏ đặt tượng chúa Jesus đang dang rộng cánh tay.

Một lần khác, máy bay B52 của Mỹ dội hàng loạt bom đã khiến nhà thờ Phát Diệm nghiêng về phía tây bắc 15 - 20cm. Ðiều kỳ lạ là chỉ khoảng 5 - 7 năm sau, ngôi Thánh đường này lại trở về trạng thái cân bằng, như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.