Thành công của nền giáo dục là thước đo sáng tạo của người lao động

SVVN - Chiều 16/9, Hội nghị cấp Bộ trưởng Lao động và Giáo dục ASEAN, với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực trong thế giới công việc đang thay đổi” diễn ra tại hơn 70 điểm cầu trong khu vực.

Phát biểu tại điểm cầu Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ nói rằng, những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ về các chỉ số phát triển quốc gia và khu vực như nâng cao tuổi thọ trung bình, tỉ lệ nhập học và thu nhập bình quân. Tuy nhiên, theo báo cáo về chỉ số vốn nhân lực của Ngân hàng Thế giới, chúng ta mới chỉ tác động phát triển được 59% tiềm năng nguồn nhân lực trong khu vực.

Thách thức lớn nhất mà ASEAN phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để phát triển lực lượng lao động chất lượng cao trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, với những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, thị trường việc làm và những yêu cầu về kĩ năng thiết yếu.

Trên chặng đường chuyển đổi sang nền kinh tế số, việc cải tổ kĩ năng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiết để hướng tới cạnh tranh và năng suất. Phát triển nguồn nhân lực là sự đầu tư dài hạn quan trọng nhất hướng tới viễn cảnh phát triển bền vững của khu vực vì một tương lai chung.

Thành công của một nền giáo dục không chỉ đơn thuần là tỷ lệ sinh viên, học viên tốt nghiệp, khả năng tìm kiếm việc làm của người học hay vị trí trên bảng xếp hạng quốc tế, mà còn là sự phát triển bền vững và lâu dài, khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro, năng lực đổi mới và sáng tạo của người lao động. Nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng đồng thời đặt câu hỏi: Đối mặt với những thách thức, ngành giáo dục trong khu vực cần phải làm gì để chuẩn bị cho nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá?

Thành công của nền giáo dục là thước đo sáng tạo của người lao động ảnh 1 Hội nghị cấp Bộ trưởng Lao động và Giáo dục ASEAN lần này do Việt Nam chủ trì tổ chức. 

Theo Bộ trưởng, nằm ở việc nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi quốc gia. Trong thập kỷ vừa qua, khối ASEAN đã có bước tiến đáng kể trong các chỉ số tiến bộ xã hội, đặc biệt là về giáo dục cơ bản. Chính phủ các nước thành viên cũng thể hiện quyết tâm và ủng hộ đối với hội nhập quốc tế giáo dục đại học. Vai trò của khối giáo dục sau phổ thông, bao gồm các trường đại học, giáo dục nghề nghiệp, đang ngày càng được đẩy mạnh trong nâng cao năng lực tư duy, kĩ năng chuyển đổi của lực lượng lao động và hỗ trợ kết nối giữa kênh lao động và kênh giáo dục.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực không chỉ là đào tạo mới và đào tạo lại mà còn là công nhận và tận dụng nhân lực có trình độ đã qua đào tạo. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã thống nhất ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động kỹ năng ở tất cả các trình độ. Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á được thành lập vào năm 1995 theo thỏa thuận của các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, cho tới nay đã phát triển bao gồm 30 trường đại học thành viên chính thức, thuộc 10 nước, trong đó có 3 trường đại học của Việt Nam. Đây là một dấu mốc lớn trong công nhận một cách công bằng về chất lượng lao động giữa các quốc gia trong nội khối ASEAN.

Đặc biệt, khung tham chiếu trình độ  ASEAN (AQRF) được bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN thông qua năm 2014 là một nỗ lực chung của các nước thành viên tạo ra một nền tảng để so sánh, đối chiếu các văn bằng, trình độ. Khung tham chiếu này cũng sẽ hướng đến hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của học tập suốt đời ở các nước thành viên thông qua phát triển các tiếp cận mới để xác thực các kết quả học tập tích lũy được của mọi người.

Đây sẽ là công cụ để giúp các nhà giáo dục, các chủ sử dụng lao động và các đối tác xã hội hiểu rõ hơn về hệ thống đào tạo nhân lực các nước thành viên. Ý thức được điều này các cơ quan của Việt Nam, đặc biệt là Bộ GD - ĐT đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF) và tham chiếu với AQRF.

Song song với đó, các cơ quan hữu quan cũng đang tích cực xây dựng báo cáo tham chiếu của Việt Nam với AQRF để sớm có thể đạt được sự công nhận tương đương với AQRF. Trong quá trình này, Việt Nam đã và đang học hỏi rất nhiều từ các nước thành viên khác của ASEAN và cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiện cho các đối tác.

Hội nghị cao cấp ASEAN về phát triển Nguồn nhân lực lần này là cơ hội rất lớn để cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác phát triển nguồn nhân lực của mỗi nước và cộng đồng chung.

Nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng thể hiện mong muốn được lắng nghe chia sẻ và sáng kiến của các nước trong việc thực hiện “Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay” mà các nhà lãnh đạo đã thông qua vào tháng 6/2020.
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.