> Liều mạng vì cổ vật
> Hỗn chiến dưới đáy biển giành 'cổ vật 500 năm'
Số cổ vật được kiểm tra gồm hàng chục chiếc bát, đĩa, lư hương, chậu… được cơ quan chức năng thu giữ trước đó.
Các chuyên gia khảo cổ khẳng định số cổ vật có niên đại thế kỷ 14 thuộc đời nhà Nguyên (Trung Quốc), chứ không phải cuối thế kỷ 14, đầu 15 như nhận định sơ bộ trước đó.
TS Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho biết, đây là niên đại cổ nhất trong số các cổ vật được khai quật dưới nước ở Việt Nam từ trước đến nay.
Đặc biệt, trong số cổ vật trên, có một khối dính liền gồm 11 chậu cổ, được chuyên gia nhận định là hậu quả của việc tan chảy men gốm ở nhiệt độ cao. Khối kết dính hé hộ được nguyên nhân chiếc tàu chứa cổ vật bị đắm là do xảy ra sự cố cháy nổ.
Qua nghiên cứu tìm hiểu, các chuyên gia còn nhận định rằng, hiện tại toàn bộ thân con tàu đắm được bảo toàn nguyên vẹn sâu dưới cát biển. Nếu khai quật và đưa toàn bộ thân tàu lên khỏi mặt nước an toàn thì sẽ mở ra một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới về chất liệu gỗ, kỹ thuật đóng tàu…
TS Nguyễn Đình Chiến nói: "Thân tàu là hiện vật rất quý và rất có thể đây là chiếc tàu cổ đầu tiên ở Việt Nam được khai quật và nghiên cứu một cách đầy đủ nhất.
Các chuyên gia khảo cổ đang rất quan tâm nghiên cứu đến các chi tiết nhỏ xung quanh số cổ vật bằng gốm và thân tàu, đặc biệt là các đồng tiền xu đi kèm. Bởi, các đồng tiền này sẽ giúp khẳng định chắc chắn hơn nữa về niên đại của số cổ vật cũng như lịch sử của con tàu cổ”.
Sau khi được kiểm tra và niêm phong chặt chẽ, số cổ vật trên sẽ được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tỉnh Quảng Ngãi.