‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế

TPO - “Thần đèn” Nguyễn Văn Cư vừa từ TPHCM đến Huế để cùng các cộng sự thực hiện việc di dời một tòa chánh điện ở chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự một thời, nhằm bảo tồn bức tranh “Long Vân Khế Hội” quý giá được vẽ trên trần chánh điện.
‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 1

Chùa Diệu Đế nguyên là một khu vườn đẹp nổi tiếng ở phía đông Kinh thành Huế, là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng (sau này là vua Thiệu Trị), ra đời. Sau khi lên ngôi, năm 1844, vua Thiệu Trị đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế tự.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 2

Nơi đây từng là một trong ba ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn. Đây cũng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở xứ Huế, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 3

Trong quá trình cải tạo, nhà chùa đã thuê “thần đèn” Nguyễn Văn Cư từ TPHCM ra Huế thực hiện di dời ngôi chánh điện của Diệu Đế tự, nhằm bảo tồn bức tranh cổ "Long Vân Khế Hội" được vẽ trên trần chánh điện.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 4

Trong những ngày qua, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư cùng hơn 10 cộng sự đến từ TPHCM miệt mài làm việc để di dời ngôi chánh điện có diện tích 350 m2, nặng 1.000 tấn đến một địa điểm khác có chiều dài 18 m.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 5

Bức "Long Vân Khế Hội" hay còn gọi là Cửu Long Ẩn Vân là bức tranh quý được vẽ trên trần điện Đại Hùng của chùa Diệu Đế ở TP Huế. Bức tranh có chiều dài hơn 10 m, rộng gần 11 m, vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 6

Để đảm bảo toàn bộ kết cấu công trình điện Đại Hùng không bị ảnh hưởng, nứt nẻ, bong tróc trong quá trình dịch chuyển, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư cùng các công nhân đã thực hiện gia cố chắc phần móng bên dưới. Tiếp đến là phần đưa cốt sắt vào đổ đà. Hệ thống đổ đà này có diện tích 180m2.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 7

Để dịch chuyển công trình này đúng kỹ thuật, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư cùng các cộng sự đã dùng ván, lăn, nêm và 2 máy vận hành 4 con ben thủy lực để kéo đại điện cũ lùi về phía sau đến vị trí mới của ngôi đại điện, với khoảng cách 18m.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 8

Sau quá trình đổ đà bên dưới móng, các công nhân cho hệ thống máy móc nâng lên rồi đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào trước khi dùng ben chịu lực để kéo.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 9

Mỗi lần tiến hành dịch chuyển được 0,9-1m. Mỗi ngày kéo được khoảng 4m. Dự kiến việc chuyển dịch ngôi chính điện lui phía sau 18m sẽ hoàn thành trong vài ngày tới.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 10

Được biết, ngoài bảo vệ bức “Long Vân Khế Hội”, quá trình di dời, điều được ông Cư quan tâm là làm sao để các bệ thờ cổ này không bị hư hại.

‘Thần đèn’ di dời tòa chánh điện quốc tự nặng 1.000 tấn tại Huế ảnh 11

“Thần đèn” Nguyễn Văn Cư chia sẻ, từng dịch chuyển các công trình lớn ở nhiều địa phương, nhưng đây là lần đầu tiên ông và các cộng sự thực hiện di dời một ngôi chùa ở Huế. Ông tin tưởng, việc di dời này sẽ được thực hiện thành công.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.