Cổng ngôi nhà vẫn là số 47C Duy Tân |
Trước cổng ngôi nhà vẫn là cách cửa sắt sơn xanh quen thuộc và tấm bảng số nhà ghi rõ “47C Duy Tân”. Theo một người hiểu về Sài Gòn cho biết thì trước đây, con đường này có tên là Duy Tân, sau này mới đổi thành Phạm Ngọc Thạch. Con đường Duy Tân (Sài Gòn) đã đi vào thơ nhạc với: “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát” (Phạm Duy) và ngôi nhà Trịnh vẫn giữ tấm biển cũ như để gợi nhớ về một thời.
Chiếc sập nơi Trịnh thường ngồi tiếp khách |
Bước vào cổng ngôi nhà là hình ảnh của chiếc sập gỗ dài cùng 2 băng ghế đã nhuốm màu thời gian. Nghe kể, người nhạc sỹ thường tiếp khách tại nơi này. Trên tường nhà là những tấp poster in nhưng chương trình của Trịnh, năm nào cũng có chương trình nên trên tường posster được giăng kín.
Những tấm ảnh lưu niệm của Trịnh |
Bên hành lang đường dẫn vào phòng khách là ơi chủ nhân treo những tấm hình kỷ niệm. Từ những tấm ảnh chụp Trịnh thời trẻ cho tới những tấm Trịnh chụp với nhạc sỹ Văn Cao, chụp chung với nhóm nhạc những người bạn hay tấm Trịnh đang suy tư… Những tấm ảnh vẫn treo đó bao năm và đã nhuốm màu theo thời gian.
Tấm ảnh chụp với nhạc sỹ Văn Cao |
Trên phòng làm việc, mọi vật dụng vẫn được giữ nguyên như lúc sinh thời. Dường như Trịnh chỉ vừa đi đâu đó một chút và sẽ quay trở lại với công việc. Chiếc máy tính cũ kỹ, chiếc ghế dựa đã sờn in dấu ấn thời gian cùng rất nhiều đồ lưu niệm được chủ nhân bày một cách trang trọng.
Không chỉ thế, trong suốt ngôi nhà còn có rất nhiều tấm phù điêu, trong đó ấn tượng nhất là tấm phù điêu của chinh nhân được đặt ngay lối vào như là Trịnh vẫn đang ở đây để đón tiếp mọi người.
Bàn thờ Trịnh |
Và gian chính trong phòng là bàn thờ Trịnh. Trên đó, ảnh Trịnh dường như vẫn đang suy tư, trăn trở nỗi niềm. Và bàn thờ lúc nào cũng hương khói nghi ngút cũng những người yêu Trịnh ghé thăm, đốt nén hương tưởng nhớ người nhạc sỹ danh tài.
Tấm tranh tự hoạ của Trịnh |
Tấm ảnh Trịnh ngày còn trẻ |
Bức tượng được Trịnh yêu thích |
Bức phù điêu nhạc sỹ Trịnh Công Sơn |