Được biết, số hoá thạch này đã nằm dưới lòng đất suốt từ khi thời kì khủng long kết thúc. Thậm chí một số mẩu hoá thạch còn có niên đại lên tới 71 triệu năm, trong đó có nhiều loài bò sát biển.
“Chúng tôi tìm thấy hoá thạch các loài như plesiosaurs và mosasaurs - một loại thằn lằn biển nổi tiếng trong bộ phim Công viên Kỷ Jura phần mới nhất”, tiến sĩ Steve Salisbury (Đại học Queensland), người tham gia đoàn thám hiểm cho biết.
Loài plesiosaurs (Ảnh: Wikicommons)
Loài mosasaurs (Ảnh: Dmitry Bogdanov)
Tiến sĩ Salisbury và nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hoá thạch của các loài chim bao gồm loài vịt nguyên thuỷ sống vào cuối kỷ Phấn Trắng.
Để tìm được số hoá thạch khổng lồ này, các nhà thám hiểm đã phải tìm đến tận đảo James Ross, nơi các tảng đá cổ đại vẫn còn nguyên vẹn sau hàng triệu năm và không bị băng bao phủ trong suốt mùa hè. Các tảng đá này chủ yếu nằm ở vùng biển nông và số hoá thạch cũng chủ yếu được tìm thấy dưới nước.
Các nhà khoa học phải vượt qua một quãng đường rất gian khổ mới có thể đặt chân đến hòn đảo James Ross.
Nơi đây có những tảng đá cổ đại không bị tuyết bao phủ suốt mùa hè.
Hiện, số hoá thạch này đang được lưu trữ tại Chile và sẽ được vận chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie (Pittsburgh, Pennsylvania) để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Trong khoảng 1, 2 năm tới, kết quả nghiên cứu số hoá thạch này sẽ được công bố.