ThaiBinh Seed với 50 năm tự hào và đồng hành với người nông dân mới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong dịp kỷ niệm 50 năm trưởng thành và phát triển (10/1/2021), Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, chiến lược tới đây là sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, đặc biệt ThaiBinh Seed sẽ là đơn vị tiên phong “Đồng hành cùng người nông dân mới”.

Vươn tầm

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, sự ra đời của ThaiBinh Seed gắn với sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Thái Bình. Năm 1966, Thái Bình đã lập nên một kỳ tích đạt năng suất lúa 5 tấn/ha.

ThaiBinh Seed với 50 năm tự hào và đồng hành với người nông dân mới ảnh 1

Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed làm việc với kỹ sư của Trung tâm nghiên cứu giống trực thuộc Tập đoàn

Năm 1967 tỉnh Thái Bình đã thành lập hệ thống cung cấp giống lúa trực thuộc Ủy ban Nông nghiệp - nay là Sở NN&PTNT. Ngày 10/1/1972, Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định thành lập “Công ty giống lúa Thái Bình” là tiền thân của Tập đoàn ThaiBinh Seed ngày nay - một trong những công ty giống cây trồng được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.

Bằng sự quyết tâm vượt khó của các thế hệ lãnh đạo và người lao động qua các thời kỳ, trải qua 50 năm chặng đường lịch sử, ThaiBinh Seed đã không ngừng đổi mới, phát triển và trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh.

Năm 2002, ThaiBinh Seed đã xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2020 dựa trên 3 trụ cột chính là: “Nguồn nhân lực chất lượng cao – Ứng dụng khoa học công nghệ mới- Hội nhập và quan hệ hợp tác”, được gọi tắt là “Trí tuệ - Công nghệ - Quan hệ”.

Đây chính là giải pháp quyết định để đưa ThaiBinh Seed từ một doanh nghiệp nhỏ bé vươn lên, trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành giống cây trồng và có những đóng góp nhất định cho ngành Nông nghiệp Việt Nam trong 20 năm qua.

Đặc biệt, lĩnh vực giống cây trồng ThaiBinh Seed sở hữu bản quyền 21 giống cây trồng được công nhận bản quyền. Bộ giống mới của ThaiBinh Seed đã góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới cơ cấu cây trồng Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung, đáp ứng 20% thị phần giống lúa cả nước, 85-90% thị phần toàn tỉnh Thái Bình.

ThaiBinh Seed với 50 năm tự hào và đồng hành với người nông dân mới ảnh 2

Chiến lược của ThaiBinh Seed trong giai đoạn tới là xây dựng “Tập đoàn kinh tế phát triển theo hướng đa ngành”

Năm 2012 ThaiBinh Seed được công nhận là doanh nghiệp Khoa học công nghệ đầu tiên của tỉnh Thái Bình. Cũng năm này, ThaiBinh Seed là thành viên Hiệp hội giống Châu Á Thái Bình Dương - APSA và có quan hệ hợp tác với rất nhiều đối tác trên khắp các châu lục.

Ngoài các Huân chương, Giải thưởng cao quý khác, trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn, ngày 7/1, ThaiBinh Seed vinh dự được đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ lần thứ 4; đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Trần Mạnh Báo.

Năm 2021, dù nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thiên tai, đầu vào tăng, nhưng ThaiBinh Seed đã phấn đấu hoàn thành tái cơ cấu, tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng mạnh: diện tích liên kết sản xuất trên toàn quốc đạt 8.000 ha, sản lượng đạt 30.000 tấn, tăng 2,3 lần so với năm 2011; lượng giống các loại cung ứng cho nông dân đạt gần 26.000 tấn, tăng 2,2 lần so với năm 2011; doanh thu tăng 2,3 lần so với năm 2011…

Đồng hành cùng người nông dân mới

ThaiBinh Seed cho biết, Tập đoàn sẽ là đơn vị tiên phong “Đồng hành cùng người nông dân mới”. Theo đó, chiến lược của ThaiBinh Seed trong giai đoạn tới là xây dựng “Tập đoàn kinh tế phát triển theo hướng đa ngành”.

Trong đó ưu tiên đầu tư cho Nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu phát triển sản phẩm nông nghiệp mới; chọn tạo nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu và đặc biệt khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.

ThaiBinh Seed với 50 năm tự hào và đồng hành với người nông dân mới ảnh 3

Với nhiều tâm huyết và đóng góp to lớn, doanh nhân Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động

Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp từ nghiên cứu đến - sản xuất - chế biến và tiêu thụ; nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái; trồng trọt gắn với chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn…

Tiếp tục xây dựng và bảo vệ thương hiệu “Lúa giống Thái Bình”, xây dựng và phát triển thành công thương hiệu “Gạo Thái Bình”; phát triển thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường nước ngoài. Mở rộng liên kết sản xuất hàng hoá, tham gia xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia.

Chủ động hội nhập, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác với các cơ quan chuyên ngành ở Trung ương để chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Theo Tổng Giám đốc Trần Mạnh Báo, ThaiBinh Seed phải nâng tầm mình lên, để đồng hành với nông dân ở tâm thế mới. “Để phát triển kinh tế không có cách nào khác đó là phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp thịnh thì nền kinh tế thịnh và đất nước mới thịnh được”, ông Báo nói.

“Nông dân mới là người có tri thức về kinh tế, biết ứng dụng khoa học công nghệ, là người dám nghĩ, làm khác, làm lớn”, ông Báo phân tích và cho biết: “Ở đây, ThaiBinh Seed là tiên phong đưa ra ý tưởng, đồng hành cùng người nông dân mới, với tâm thế mới”.

10 thành tựu nổi bật của ThaiBinh Seed trong 50 năm qua

1. Tỉnh đầu tiên thực hiện cấp 1, cấp 2 hóa giống lúa.

2. Đột phá đổi mới cơ chế quản lý (xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá trong nông nghiệp quốc doanh bằng đề án “Khoán sản phẩm đến người lao động” - năm 1987 trước khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị).

3. Tỉnh đầu tiên Công nghiệp hóa ngành giống cây trồng.

4. Đơn vị đầu tiên trong ngành giống cây trồng Việt Nam xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp (1989) và bộ nhận diện thương hiệu chuẩn Quốc tế.

5. Chủ động hội nhập quốc tế trước khi Việt Nam tham gia WTO - tham gia APSA năm 2002.

6. Đơn vị đi đầu thực hiện chương trình “liên kết 4 nhà” tại Thái Bình (2002).

7. Đơn vị đầu tiên xây dựng thành công thương hiệu giống thuần (TBR-1), góp phần hình thành thị trường bản quyền giống cây trồng Việt Nam; đồng thời thúc đẩy thay đổi cơ cấu giống lúa ở Việt Nam, chủ động giống lúa cho sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu.

8. Đơn vị đầu tiên thành lập “Viện nghiên cứu cây trồng” trực thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

9. Đơn vị đầu tiên thành lập Phòng thử nghiệm Quốc gia” trực thuộc Doanh nghiệp

10. Là doanh nghiệp đưa ra ý tưởng và là một trong những thành viên sáng lập “Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam”-VSTA.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.