Tên lửa S-300 thay đổi 'cuộc chơi' ở Syria

Tên lửa S-300 thay đổi 'cuộc chơi' ở Syria
TPO - Một tâm điểm thu hút mọi sự chú ý trên toàn thế giới ngày 30/5 là thông báo của chính quyền Syria: Lô tên lửa phòng không S-300 đầu tiên đã có mặt tại Syria và các lô hàng tiếp theo sẽ tiếp tục được chuyển đến.

Tên lửa S-300 thay đổi 'cuộc chơi' ở Syria

> Israel bàn kế vô hiệu hóa S-300 của Syria

> Syria nhận lô tên lửa S-300 đầu tiên từ Nga 

TPO - Một tâm điểm thu hút mọi sự chú ý trên toàn thế giới ngày 30/5 là thông báo của chính quyền Syria: Lô tên lửa phòng không S-300 đầu tiên đã có mặt tại Syria và các lô hàng tiếp theo sẽ tiếp tục được chuyển đến.

Những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này không đơn thuần sẽ loại bỏ nguy cơ của một chiến dịch kiểu NATO – tương tự như thiết lập vùng cấm bay và cuộc không kích đường không vào Lybia mùa thu năm 2011. Hoặc chiến dịch không kích của các lực lượng quân sự khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập … Nhưng bây giờ cái giá phải trả cho một không kích (nếu đơn thuần bị bắn hạ chỉ là các tên lửa hành trình Tomahawk mà không phải là máy bay chiến đấu với các phi công) sẽ hoàn toàn khác cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tên lửa S-300 thay đổi 'cuộc chơi' ở Syria ảnh 1
 

Mấy ngày trước đây đã xuất hiện một số sự kiện, liên quan đến ý tưởng chung của Nga và Mỹ về việc tổ chức một hội nghị về hòa bình cho Syria. Nhưng với một hội nghị kiểu như thế này vẫn không có gì rõ ràng: Ai sẽ đến hội nghị và liệu hội nghị có được tổ chức hay không vẫn là một vấn đề còn để ngỏ.

Các cường quốc trên thế giới không muốn cam chịu vuốt đuôi những sự kiện, được điều khiển bởi những những chế độ quân chủ khác nhau của Trung Đông. Nhưng một số những cường quốc nào đó muốn gì sẽ là vấn đề cần làm rõ.

Không được phép có một Libya thứ 2

Tất nhiên, trong thông cáo về lô hàng S-300 của Nga có nhiều điều chưa được nói hết, đặc biệt khi nào thì hệ thống S-300 được đưa vào chế độ trực chiến và ai sẽ là người điều khiển hệ thống. Nhưng ngay cả trong trường hợp chỉ là một hành động mang tính tượng trưng, điều đó cũng vẫn là mối hiểm họa lớn đối với các kẻ thù muốn tấn công chính quyền của ông Bashar al-Assad.

Nga bằng cách này đã rửa sạch những mặc cảm u ám từ các sự kiện đã xảy ra trong cuộc chiến ở Libya. Khi đó, chỉ một phiếu trắng của Nga trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đặt vùng cấm bay trên đất nước Libya. Và Libya chỉ trong một thời gian rất ngắn đã xảy ra thảm họa, điều mà đã nhiều tháng qua đã không xảy ra với Syria. Khi ấy, Moscow tỏ ra rất phẫn nộ: Chúng tôi không có ý định như vậy, chúng tôi đã bị lừa...

Những lợi ích có được từ thái độ cứng rắn của Nga được nhận thấy rất rõ ở Trung Đông, những người sau Libya coi Nga như một quốc gia vô hình, không chịu nhìn nhận tình hình thực tế tại khu vực Trung cận Đông. Trước hết là Qatar và Ả-rập Xê-út, nơi mà có sự thay đổi liên tục từ chế độ này sang chế độ khác bây giờ suy nghĩ theo cách khác. Hy vọng có được một quyền lợi to lớn thật sự là quá đáng. Chế độ đang tồn tại ở Sirya hiện nay nếu nhìn nhận lại cũng không phải là quá tồi tệ.

Có một câu hỏi khó: Liệu tên lửa S-300 có giúp kết thúc được cuộc nội chiến ở Syria, khi cuộc chiến diễn ra trên mặt đất với hình thức các chiến dịch du kích và chống du kích trong điều kiện chiến trường đô thị? Chắc chắn là không. Đã tách bạch rõ ràng vấn đề thứ nhất – nội chiến và vấn đề thứ hai – làm rõ mối quan hệ giữa các nước lớn và nước nhỏ tương tự như Syria.

Không có thêm một Iraq nào nữa

Trong những thập niên của thế kỷ trước, các mối quan hệ cường quốc, nước nhỏ thường được diễn ra theo trục Xô – Mỹ, hoặc nới rộng hơn sẽ là Phương Đông – Phương Tây. Các xung đột thường được diễn ra ở một nơi thứ 3 nào đó như Angola, Modambic, Afghanistan.

Trong mọi trường hợp chiến tranh, các lực lượng đối lập, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cường quốc bên ngoài, cố gắng lật độ thể chế chính trị đang tồn tại và nắm quyền. Trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng mô hình nội chiến tương đối giống nhau, cả Washington và Moscow đều cố gắng hỗ trợ tối đa vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh cũng như các công cụ tuyên truyền nhằm bảo vệ hệ tư tưởng chính trị của mình. Đồng thời, ngăn chặn ảnh hưởng của đối phương song hành cùng với cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt nhằm khẳng định vị thế của mình.

Tên lửa S-300 thay đổi 'cuộc chơi' ở Syria ảnh 2
 

Hiện nay tình hình không còn như chiến tranh lạnh ngày xưa nữa. Hoạt động của trục Mỹ - Nga gói gọn trong khuôn khổ của những sáng kiến của ngoại trưởng Sergey Lavrov của Nga - John Kerry của Mỹ với mục đích thúc đẩy nhanh một hội nghị khẩn cấp về tình hình Sirya. Nhưng việc này không bao giờ suôn sẻ mà không có lời chỉ trích từ nhiều hướng. Riêng người Mỹ không thể nào (hoặc là không muốn) thuyết phục phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng người Nga thì đã hoàn thành trách nhiệm của mình, phái đoàn của Damascus đã khẳng định là sẽ đến dự hội nghị. Rõ hơn nữa, hội nghị sẽ được tổ chức ở Geneva.

Như đã nói, Moscow đã rửa sạch những mặc cảm u ám từ Lybia. Hơn thế, còn rất thoải mái hợp tác với Mỹ. Nhưng điều gì đang xảy ra với nước Mỹ - tất nhiên không tính đến những cách xử lý đầy đe dọa như “Vâng, vùng cấm bay – cũng là một giải pháp có thể”. Trong vấn đề này có thể viện dẫn một tài liệu dài từ báo Washington Post về điều gì đang xảy ra với một nhóm những nhà chính trị và tư tưởng rất quan trọng đối với nước Mỹ - “phái Diều hâu”? Cũng cần phải nhớ rằng, họ không đơn thuần là những người thuộc đảng Cộng hòa, họ còn là những người bảo thủ cách Tân của George W. Bush. Họ đề ra các ý đồ chiến tranh và khởi động một cuộc chiến tranh. Những người thuộc đảng Dân Chủ cũng không kém phần hiếu chiến hơn, chúng ta chỉ cần nhớ đến tình huống ở Nam Tư (cũng tương tự như ở Syria) đã đẩy tình hình đến cuộc không kích Belgrade.

Nhưng đến giai đoạn này (theo bài báo trên Washington Post) bắt đầu có sự rối loạn và lung lay trong ý chí của giới chính khách. Trước hết là ảnh hưởng của kinh nghiệm cay đắng (của những người thuộc đảng Dân Chủ - nhưng cũng không quan trọng) ở Iraq và Afghanistan đã làm tan biến hào hứng thử nghiệm lại một lần nữa nhưng đòn không kích tại Sirya. Và, một nguyên nhân nữa là tổng thống Barak Obama chính xác là không muốn hao phí binh lực và tiền bạc vào cuộc phiên lưu mạo hiểm không hồi kết Sirya. Sự hỗn loạn hậu Lybia cũng là một kinh nghiệm không dễ chấp nhận, mặc dù ở Libya người Mỹ hoàn toàn không quyết liệt trong hành động và không đứng vai trò nhạc trưởng.

Vấn đề nằm ở chỗ, cho đến ngày nay vẫn chưa thể hình thành một tư tưởng luận Mỹ, mà trên cơ sở đó có thể tuyên bố một cách công khai: Chúng tôi (Mỹ) và phương Tây nói chung, luôn luôn đứng về phía những người Hồi giáo cực đoan. Những chiến dịch quân sự hỗ trợ các thành phần cực đoan ở Afganixtan khi còn Liên Xô, ở Kosovo, hiện nay là Libya, chiến tranh ở Iraq, Mỹ đã làm nảy sinh ra một đợt sóng thần tôn giáo cực đoan mới ở Trung Cận Đông và biến Iran trở thành một quốc gia Hồi giáo thật sự. Nhưng bản thân người Mỹ và Phương Tây lại mất đi ảnh hưởng của mình trên những mảnh đất mà các máy bay chiến đấu hiện đại của họ đã bay qua. Những tổn thất và sự phí phạm đã quá đủ. Mỹ không còn muốn giúp đỡ những đồng minh của mình ở Qatar và Ả rập Xê út để xây dựng một thế giới Ả rập thân thiện thêm nữa. Nước Mỹ cần có thời gian xây dựng một chính sách chính trị đối ngoại hoàn toàn mới trong khu vực.

Như vậy, một tình huống nguy hiểm đang hình thành, tương tự như đứng trên một đỉnh cao trơn trượt từ đó có thể trượt chân và ngã xuống bất cứ vực thẳm nào. Nhưng nếu dừng cuộc chiến tranh ở Sirya, tình huống này sẽ không xảy ra. Có một vấn đề hóc búa: Giả sử như các “cường quốc” muốn phục hưng lại ảnh hưởng của mình trên thế giới Ả rập, điều gì thực hiện đơn giản hơn: Hỗ trợ sau lưng cho chính quyền Sirya hay lực lượng nổi dậy?

Thời gian đang ủng hộ ai?

Nếu nhìn nhận một cách trung thực, có thể thấy Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và các "người bạn trung thành của phe đối lập" một mặt ủng hộ bằng các phương tiện thông tin đại chúng rất tích cực, nhưng từ mặt khác, lại chẳng làm gì. Trong nội bộ của châu Âu, liên minh Anh – Pháp tuyên bố muốn cung cấp vũ khí cho phe đối lập (đã đạt được vấn đề bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí của EU cho phe đối lập), nhưng các nước châu Âu còn lại thẳng thắn trả lời: “Chúng tôi không tham gia”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ông Ban Ki-moon tuyên bố, trong thời gian sắp tới sẽ tiến hành hội nghị về hòa bình cho Sirya. Lực lượng phe đối lập “ở nước ngoài” sẽ họp tại Thổ Nhĩ Kỳ, những người ủng hộ chính quyền Sirya hiện tại và nói chung những lực lượng hòa bình trong những ngày sắp tới sẽ tiến hành cuộc gặp tại Teheran. Iran cũng tuyên bố là nhận được “lời mời“ đến hội nghị tại Geneva. Nhưng để nói chính xác, ai sẽ đến hội nghị và ai không đến Geneva vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ.

Giả sử sẽ không có một hội nghị về hòa bình cho Sirya nào ở Geneva được tiến hành. Lúc đó thời gian sẽ ủng hộ ai? Chúng ta đã biết đến một thực tế hiện hữu mà một năm trước, không hề có khái niệm về nó. Đó là truyền thông. Một cuộc tấn công bằng truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn thế giới của lực lượng đối lập nhằm vào chính quyền của ông Bashar al-Assad. Đây sẽ là vũ khí mạnh mẽ nhất mà lực lượng đối lập và các đồng minh của họ sẽ sử dụng. Chúng ta đã nhìn thấy hậu quả thảm khốc ở Libya và trong tất cả các “Mùa xuân Ả rập” gần đây.

Và kết quả sẽ là mũi tên “đúng” – “sai” đang lay động từ bên này qua bên kia, những thông báo về các hành động vô nhân đạo khi thì của chính quyền đương nhiệm, khi thì của lực lượng đối lập, đã dần dần đưa về mức cân bằng “50 – 50”. Có nghĩa là quay trở về với bức tranh thực tại của nội chiến. Điều đó có nghĩa là cần phải đến Geneva, hoặc sẽ thẳng thừng tuyên bố: Nếu không muốn mất một số lượng máy bay và phi công chiến đấu trên bầu trời Sirya – là cuộc chiến nội bộ giữa những dân tộc trong vùng Trung Đông, các nước khác chỉ là những thế lực bên ngoài, không nên xen vào.

Trịnh Thái Bằng
Nguồn RIA Novosti

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.