Tên lửa hành trình siêu thanh Mỹ 'gớm' cỡ nào?

Ngày 4/5/2013, không quân Mỹ vừa hoàn tất quá trình thử nghiệm tốc độ với tên lửa hành trình siêu âm đời mới nhất X-51A WaveRider đạt vận tốc khủng khiếp Mach 5.1.

Tên lửa hành trình siêu thanh Mỹ 'gớm' cỡ nào?

Ngày 4/5/2013, không quân Mỹ vừa hoàn tất quá trình thử nghiệm tốc độ với tên lửa hành trình siêu âm đời mới nhất X-51A WaveRider đạt vận tốc khủng khiếp Mach 5.1.

Trong lần thử thứ tư và cũng là cuối cùng, tên lửa X-51A WaveRider đạt tới vận tốc Mach 5.1 (gần 5.500 km/giờ). X-51A WaveRider là loại tên lửa hành trình siêu âm dùng công nghệ động cơ phản lực dòng thẳng và nằm trong chương trình phát triển những vũ khí tấn công siêu âm của không quân Mỹ cùng với các máy bay không người lái X-45, X-47 do Hãng Boeing phát triển. Theo một số nguồn tin, dự án tên lửa này đã được bắt đầu từ năm 2004 và tiêu tốn khoảng 300 triệu USD.

Với kỷ lục về vận tốc vừa đạt được, X-51A WaveRider có thể xem là loại tên lửa hành trình chiến thuật có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay. Với tốc độ này, nếu hoàn thiện khả năng dò tìm mục tiêu, khả năng kiểm soát hành trình và chống radar, X-51A WaveRider sẽ là loại tên lửa hầu như không thể bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng không quen thuộc.

Tuy nhiên đây là loại tên lưả siêu thanh phóng từ máy bay. Trước đó, ngày 17/11/2011, Bộ tư lệnh lực lượng phòng thủ tên lửa vũ trụ Mỹ và bộ tư lệnh lực lượng chiến lược (SMDC/ARSTRAT) đã tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên vũ khí siêu hiện đại theo hướng sử dụng động năng với tốc độ siêu thanh (hypersonic) phóng từ mặt đất.

Vào lúc 6h30 theo giờ Phương Đông (1h30 sáng giờ trên quần đảo Hawaii-Aleutian) phi đạn thử nghiệm được tên lửa đẩy từ bãi phóng tên lửa Thái Bình Dương, phóng lên từ đảo Kauai, thuộc quần đảo Hawai, và đích đến là bãi thử Reagan (Reagan Test Side)- đảo Kwajalein Atoll của quân đội Mỹ với khoảng cách là 3.500 km (2.175 dặm), thời gian bay là dưới 30 phút . Mục đích thử nghiệm là thu thập các thông tin về công nghệ phóng, trượt đồng thời thu thập thông tin về hiệu năng bay trượt trong không khí. Nhiệm vụ được đặt trọng tâm vào khí động lực học, quỹ đạo chuyển động, hệ thống điều khiển, kiểm soát, và công nghệ bảo vệ chống nhiệt năng do ma sát vào không khí.

Thử nghiệm phóng phi đạn AHW.
 

Trong vụ thử nghiệm ngày 17/11/2011, tên lửa 3 tầng phóng mang đầu đạn AHW đã triển khai thành công trên quỹ đạo dự kiển được thiết kế. Đầu đạn AHW bay trượt trên quỹ đạo phi đạn đạo với tốc độ siêu thanh 5 Mach và lao vào điểm dự kiến trên trường bắn thử tên lửa Reagan. Phi đạn bay theo quỹ đạo phi đường đạn trên vùng không gian, trong không khí trên biển trên đất liền, các thiết bị đã thu thập cơ sở dữ liệu thông tin thực hiện chuyến bay của đầu đạn trong toàn bộ các giai đoạn của thử nghiệm. Thông tin thu được sẽ được Bộ quốc phòng Mỹ sử dụng để xây dựng model và phát triển những khả năng của thế hệ vũ khí phóng, trượt phi đạn động năng với tốc độ siêu thanh.

Vị trí điểm phóng và điểm đến của AHW.
Tên lửa đẩy phi đạn.
Tên lửa đẩy 3 tầng đưa phi đạn lên thượng tầng khí quyển.
 

Hệ thống vũ khí tiên tiến Advanced Hypersonic Weapon (AHW) được thử nghiệm nghiên cứu khả năng phát triển công nghệ chuyển động năng theo quỹ đạo xác lập với khoảng cách là 6.000km (3.200 hải lý) với 35 phút thời gian bay và độ chính xác phi đạn nằm trong khoảng 10m. Bộ tư lệnh lực lượng phòng thủ tên lửa và vũ trụ kết hợp với Bộ tư lệnh lực lượng chiến lược (SMDC/ARSTRAT) đã nghiên cứu thử nghiệm công nghệ vũ khí siêu âm với Trung tâm lực lượng vũ trụ và phòng thủ tên lửa Mỹ.

Cả hai cơ quan quân sự này đang nghiên cứu theo hướng có thể áp dụng công nghệ AHW vào lực lượng không quân Mỹ với chương trình chế tạo loại vũ khí công kích nhanh trên phạm vi toàn cầu, nhằm mục đích phát triển một thế hệ vũ khí mới, có thể tấn công các mục tiêu khác nhau trên phạm vi toàn thế giới với tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần so với tất cả các loại vũ khí hiện nay. Tương đương với tên lửa đạn đạo, có thể sử dụng động năng, thuốc nổ thông thường và các đầu đạn hạt nhân có sức xuyên lớn để tấn công các hầm phóng tên lửa.

Bộ quốc phòng Mỹ trong bản báo cáo 4 năm một lần vào năm 2006 đã nêu "cần có những loại vũ khí có thể triển khai nhanh chóng và có số lượng lớn các đòn công kích trên phạm vi toàn cầu” (Prompt Global Strike) PGS ngăn chặn các nguy cơ tấn công từ phía bên ngoài và đưa ra một sự lựa chọn rõ ràng trong rất nhiều phương án thông thường cho Tổng thống, nếu như không có được sự ủng hộ trong quá trình phát triển. Vào tháng 3/2006, Tư lệnh trưởng các lực lượng chiến lược (USSTRATCOM) trong bản báo cáo trước tiểu ban thượng viện Mỹ về vũ khí trang bị quân đội Mỹ đã nhấn mạnh rằng các lực lượng vũ trang đa nhiệm Mỹ không có khả năng ngăn chặn mọi nguy cơ tấn công đe dọa nhằm vào nước Mỹ, Tổng thống có thể yêu cầu lực lượng tác chiến chiến lược USSTRATCOM đánh chặn một hoặc nhiều mục tiêu chớp nhoáng như vậy trên phạm vi toàn cầu. Bộ quốc phòng Mỹ đang tiến hành tính toán, phân tích các giải pháp để lựa chọn một phương án tối ưu nhằm tìm kiếm khả năng tấn công mọi mục tiêu trên toàn cầu trong giai đoạn hiện tại, tương lai gần và tương lai lâu dài.

Một trong những giải pháp đầy hứa hẹn, một phương án phóng đòn tấn công trên diện rộng với khoảng không gian dài bằng cách sự dụng công nghệ tiên tiến phóng trượt trong không khí với tốc độ siêu thanh của tên lửa - phi đạn, có thể bay hàng ngàn dặm trong một khoảng thời gian dưới 60 phút. Tiểu bang Thượng viện về vũ khí trang bị quân đội đồng ý với khoảng chi 20 triệu USD trong khoảng chi thường niên PE 63308A để phục vụ cho chương trình thử nghiệm với phi đạn AHW.

Trong tài khóa ngân sách cho quân sự FY2007 được đề nghị có bao gồm cả 11,8 triệu USD trong khoản chi PE, dành cho Lực lượng tên lửa của Hệ thống tích hợp phòng thủ, nhưng không có bao gồm thêm khoản ngân sách tài chính nào cho phi đạn AHW, với nỗ lực làm giảm tổn thất tài chính. Tiểu ban Thượng viện cũng cho rằng các nỗ lực nghiên cứu về phi đạn siêu âm mà Bộ quốc phòng tiến hành nghiên cứu đã vượt ra ngoài khuôn khổ của dự án phát triển đòn tấn công toàn cầu.

Tiểu ban cũng đề xuất với Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ hãy thành lập một Văn phòng phối hợp đa ngành để tổ chức, liên kết phối hợp và điều hành các hoạt động nghiên cứu về vũ khí tốc độ siêu âm, siêu thanh, những hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc phát triển AHW cần phải đồng bộ phù hợp với phương pháp đã được cộng nhận của Văn phòng nghiên cứu đa ngành phối hợp phát triển công nghệ tốc độ siêu thanh, như vậy AHW sẽ là một trong những giải pháp được Bộ quốc phòng xem xét như là một trong những khả năng của sự phối hợp các công nghệ hiện đại được đưa ra giới thiệu.

Vào năm 2006 Bộ Quốc phòng Mỹ hoàn toàn không quan tâm đến những chương trình nghiên cứu về vũ khí tốc độ siêu âm ngay cả khi có sự giới thiệu của người đồng cấp, cán bộ trong nội bộ hoặc những nỗ lực của cơ quan hành không vũ trụ Mỹ NASA, đặc biệt sau khi dự án X-43A bị dừng lại. Lực lượng Hải quân cũng tiến hành một số các nghiên cứu cùng với cơ quan phát triển các dự án khoa học tiến tiến về quốc phòng (DARPA) đã được hoàn thành trong năm tài khóa 2007, nhưng hướng nghiến cứu tiếp theo không được xác định.

Điều đó chưa cho thấy rõ ràng, liệu chương trình nghiên cứu bổ sung RATTLRS của hải quân Mỹ có là bước nghiên cứu song song giống như là nhiệm vụ nghiên cứu các đòn tấn công tốc độ siêu âm với phạm vi toàn cầu hay không? DARPA cũng xây dựng kế hoạch nghiên cứu bổ xung cho những nỗ lực trong năm tài chính 2007 để nghiên cứu thử nghiệm phóng, trượt phi đạn trong không gian với sự hoàn thiện trong tương lai, tích hợp và phát triển động cơ đẩy cho những chuyến bay thử nghiệm tiếp theo bằng công nghệ phóng tốc độ cao và thử nghiệm sử dụng nhiều lần (máy bay – phi đạn Blackswift/HTV-3X có thể bay đến mọi nơi trên trái đất trong khoảng thời gian từ 1-2 giờ, có thể quay về Mỹ, chương trình nghiên cứu bị dừng lại do không được cấp kinh phí vào năm 2009 với hy vọng sẽ tiếp tục khi có kinh phí bổ sung), song hành cùng với chương trình Fancol chế tạo tên lửa hành trình siêu thanh HTV-2, thử nghiệm được coi là thất bại sau hai lần phòng, trung tâm điều khiển mất liên lạc với tên lửa sau 9 phút tính từ thời điểm phóng.

Sơ đồ phòng HTV-2 của không quân Mỹ vũ khí tương đương với AHW.
 

Chương trình phóng phi đạn của DARPA cũng chưa rõ ràng các giải pháp trong quá trình chuyển tiếp phi đạn và cũng chưa rõ ràng hệ thống hỗ trợ quá trình chuyển tiếp các giai đoạn tiếp theo của phi đạn. Cuối cùng, lực lượng không quân cũng đã lên kế hoạch chuyến bay đầu tiên thử nghiệm thiết bị X-51A Scramjet vào cuối năm tài chính 2009. Nhưng văn phòng của giám đốc trung tâm thử nghiệm và đánh giá của lực lượng không quân (T&E), thường tiến hành các cuộc điều tra hàng năm, đã chỉ ra rằng trong chương trình của văn phòng không có những báo cáo nào cho thấy sự cần thiết phải tiến hành những thử nghiệm về phi đạn với tốc độ siêu thanh hơn 5 Mach. Quân đội Mỹ cũng khẳng định rằng không có những quan tâm tương tự trong những nỗ lực thử nghiệm về phi đạn tốc độ siêu thanh và những nhu cầu thực tế của lực lượng

Trên thực tế đánh giá, công nghệ tốc độ siêu thanh cho phép phát triển những khả năng trang bị quân sự mới, bằng việc sử dụng những đòn tấn công chiến lượcquan trọng trong một thời gian rất ngắn, khả năng nay đã được mô tả bằng thử nghiệm chương trình phóng phi đạn X-51 của lực lượng Không quân Mỹ trên máy bay B-52 với tên lửa hành trình-phi đạn.

Tốc độ siêu cao/ tên lửa hành trình tốc độ siêu thanh có thể cung cấp nhiều cấp khả năng cắt qua siêu không gian. Siêu không gian có thể được hình thành bởi chế độ tốc độ siêu âm và tốc độ siêu thanh tầm trung và tầm xa. Tên lửa tốc độ siêu thanh có thể được phòng trên phương tiện mang ở chế độ dưới âm và ở độ cao so với mặt nước biển từ 30.000 ft – 40.000 ft (9 km – 12km) Thông tin về mục tiêu được cung cấp cho máy bay – bệ phóng và tải vào hệ thống điều khiển vũ khí. Sau khi phóng phi đạn, tên lửa hành trình sẽ tăng tốc để đạt đến độ cao của thượng tầng khí quyển và tốc độ siêu âm hoặc siêu thanh.

Trong quá trình bay, tên lửa – phi đạn được định vị và dẫn đường bằng hệ thống GPS/INS và các cảm biến thụ động. Đối với cả hai loại tên lửa – phi đạn hành trình AHW và HTV-2, tên lửa – phi đạn sẽ hạ thấp độ cao khi tiếp cận khu vực mục tiêu để hướng thẳng vào mục tiêu hoặc tấn công bằng đầu đạn. Nếu tên lửa – phi đạn mang theo đầu đạn, tên lửa mang có thể giảm tốc độ đến cận âm hoặc dưới âm trước khi đầu đạn tự động khởi động công kích mục tiêu. Nếu sử dụng tên lửa- phi đạn tấn công thẳng vào mục tiêu (đầu đạn có tải trọng lớn, sử dụng động năng), tên lửa có thể sử dụng hệ thống GPS hoặc sử dụng đầu dẫn cảm biến chủ động, cho phép phi đạn - tên lửa va chạm vào mục tiêu với tốc độ từ 300m/s đến 1000m/s.

Tên lửa hành trình siêu thanh thử nghiệm là cơ sở của một hệ thống vũ khí được giới thiệu trong chương trình Fancol, bao gồm cả vũ khí – tên lửa hành trình siêu thanh với tốc độ siêu âm-siêu thanh từ 3-6+ Mach với hành trình lên đến 1000NM (gần 16,776 dặm tương đương với 27.000km trong vòng 1 giờ), trên thực tế đánh giá của các chuyên gia, HTV-2 có thể bay với khoảng cách là trên 12.000 dặm trong vòng 1 giờ, tên lửa – phi đạn hành trình có lắp các cảm biến dẫn đường và xác định mục tiêu, bám dính mục tiêu ở giai đoạn cuối.

Tên lửa hành trình siêu thanh-phi đạn có thể là vũ khí sát thương bằng động năng, thuốc nổ thông thường, hoặc những đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên phá lớn. Các thiết kế đang được giới thiệu thử nghiệm với các tên lửa – phi đạn như RATTLRS, HyFly, và X-51A, đồng thời cũng thử nghiệm các loại đầu đạn, các hệ thống thông tin, truyền thông kết nối, công nghệ cảm biến điều khiển, tự dẫn trong việc chế tạo các loại vũ khí áp dụng thử.

Phát triển công nghệ vũ khí siêu thanh là hướng phát triển mới của thế hệ vũ khí (PGS), cho phép có thể tấn công cùng một lúc nhiều mục tiêu trên phạm vi toàn cầu với các đầu đạn phi hạt nhân, hạt nhân trong khoảng thời gian dưới 1 giờ. Đây cũng là cuộc chạy đua vũ trang mới vào thượng tầng khí quyển, bước phát triển tiếp theo của cuộc chạy đua tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại