>Vô sinh tăng: Hậu quả của lối sống dễ dãi
>Nhận lời 'đi dạo', thiếu nữ sập bẫy 'yêu râu xanh'
>Hơn 200 trẻ đường phố bị xâm hại tình dục
Báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM, tỷ lệ phá thai trên 100 trẻ sinh sống là 73%, tức là cứ 100 trẻ sinh sống thì có 73 phụ nữ phá thai.
Trong tổng số 100.283 phụ nữ phá thai có 2.423 vị thành niên từ 11-19 tuổi, chiếm tỷ lệ 2,4%.
ThS. BS Nguyễn Quốc Chinh, Phó giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM cho hay, tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên cao cho thấy các em có hành vi tình dục không an toàn, dẫn đến nguy cơ có thai ngoài ý muốn và nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Các điều tra dân số khác cho thấy, một số nhóm dân số như vị thành niên, thanh niên và những người chưa kết hôn, di cư, dân tộc thiểu số và người cao tuổi còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và dịch vực chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản.
Vì vậy, số trường hợp có thai ngoài ý muốn vẫn tăng đáng kể, dẫn tới tỷ lệ nạo phá thai cao, đặc biệt trong nhóm thanh niên và người chưa kết hôn.
Điều tra đánh giá các Mục tiêu trẻ em và phụ nữ do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2010 cho thấy hơn 10% thanh niên còn chưa được đáp ứng các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến khẳng định, thời gian tới, ngành y tế sẽ tăng cường nghiên cứu khoa học, phổ biến và ứng dụng các kết quả nghiên cứu các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Trong đó, tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về dân số hiện nay như việc duy trì mức sinh thấp hợp lý, giảm chênh lệch tỷ suất giới tính khi sinh, giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ phá thai và tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên/thanh niên, người cao tuổi và cho các nhóm dân tộc đặc thù (nhiễm HIV, dân tộc thiểu số).
Theo Liên Minh
Đất Việt online