TBT báo Tiền Phong: Nhiều trang tin đang làm việc rất thiếu đứng đắn

TBT báo Tiền Phong: Nhiều trang tin đang làm việc rất thiếu đứng đắn
“Trong khi trích nguồn, nhiều trang tin không đưa ngay ở trên Sapo hay ở dưới bài viết, chỗ kết thúc bài mà lại cách ra một đoạn rất xa sau khi đã quảng cáo, đưa những thông tin khác…rồi mới dẫn nguồn. Khi đó không còn độc giả nào quan tâm đến việc bài viết này của báo nào và từ đâu ra” - TBT báo Tiền Phong, Lê Xuân Sơn đánh giá.

TBT báo Tiền Phong: Nhiều trang tin đang làm việc rất thiếu đứng đắn

> 24h - "kẻ ký sinh" trên lưng báo chí
> Giới luật gia: Các báo có thể đồng loạt khởi kiện 24h ra tòa
> 'Đại gia chôm chỉa" 24h ngang nhiên coi thường luật pháp

“Trong khi trích nguồn, nhiều trang tin không đưa ngay ở trên Sapo hay ở dưới bài viết, chỗ kết thúc bài mà lại cách ra một đoạn rất xa sau khi đã quảng cáo, đưa những thông tin khác…rồi mới dẫn nguồn. Khi đó không còn độc giả nào quan tâm đến việc bài viết này của báo nào và từ đâu ra” - TBT báo Tiền Phong, Lê Xuân Sơn đánh giá.

Ông Lê Xuân Sơn, TBT báo Tiền Phong cho rằng, nhiều trang tin hiện nay có cách làm rất thiếu đứng đắn và không thể nào chấp nhận được
Ông Lê Xuân Sơn, TBT báo Tiền Phong cho rằng, nhiều trang tin hiện nay có cách làm rất thiếu đứng đắn và không thể nào chấp nhận được.

Không thể nào chấp nhận được

 Đây là cách làm theo lối chộp giật, lừa dối và không thể tha thứ 

Nhà báo Lê Xuân Sơn, TBT báo Tiền Phong

Là một tờ báo có gần 60 năm hình thành và phát triển (ra đời ngày 16/11/1953), báo Tiền Phong từ lâu có thể nói đã trở thành một người bạn quen thuộc của rất nhiều người dân Việt Nam. Ngoài tập trung phát triển cho báo giấy, Tiền Phong online cũng là một báo điện tử có nhiều thông tin hay, cập nhật liên tục tình hình thời sự trong nước và quốc tế một cách nhanh nhạy, chính xác, được hàng triệu độc giả tin tưởng, yêu thích.

Mấy năm trở lại đây, sự xuất hiện ‘nhan nhản’ các trang tin hoạt động theo kiểu ‘ăn cắp’ thông tin, làm giàu, ‘ký sinh’ trên lưng của những tờ báo chính thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của nhiều tờ báo, khiến không ít người làm báo chân chính bức xúc, trong đó có Tiền Phong.

Rất nhiều Tổng Biên tập các tờ báo lớn đã lên tiếng về việc này. Trao đổi với ông Lê Xuân Sơn, TBT báo Tiền Phong, ông Sơn cho rằng “cách làm đó của các trang tin là cách làm thiếu đứng đắn và không thể nào chấp nhận được”.

Theo ông Sơn, hiện nay có nhiều trang tin thường lấy lại tin bài từ những tờ báo chính thống mà không hề xin phép, điều đó phương hại rất nhiều đến quyền lợi, sức lao động, bản quyền về mặt trí tuệ của các nhà báo, các tờ báo. “Đây là một cách làm theo lối chộp giật, lừa dối và không thể tha thứ”, ông Sơn bức xúc

Hiện tại báo Tiền Phong chưa thể thống kê và có đánh giá tổng thể được về việc có bao nhiêu trang tin đã và đang lấy lại tin bài của báo. Tuy nhiên theo ông Sơn, ở rất nhiều nơi tình trạng lấy bài, ‘xào xáo’ bài khá phổ biến trên các trang tin.

Nói về hình thức ‘ăn cắp’ của các trang tin, TBT báo Tiền Phong nhận định, có hai cách có thể thấy rõ ràng. Thứ nhất là các trang tin lấy thông tin, nội dung chính trong một bài viết ở các báo rồi ‘xào xáo’, biến bài viết đó trở thành của mình. Thứ hai là hình thức lấy lại toàn bộ tin bài từ các báo chính thống rồi trích nguồn.

Nhưng theo ông Sơn, việc lấy lại bài và trích nguồn hiện nay của nhiều trang tin còn nhập nhằng, không minh bạch. “Trong khi trích nguồn, nhiều trang tin không đưa ngay ở trên Sapo hay ở dưới bài viết, chỗ kết thúc bài mà lại cách ra một đoạn rất xa sau khi đã quảng cáo, đưa những thông tin khác…rồi mới dẫn nguồn. Khi đó không còn độc giả nào quan tâm đến việc bài viết này của báo nào và từ đâu ra”, ông Sơn phân tích.

Để ngăn chặn những hành vi ‘ký sinh’ của các trang tin, ông Sơn cho rằng các cơ quan báo chí cần có những biện pháp kiên quyết hơn. Về phía cơ quan quản lí báo chí cũng phải vào cuộc, rà soát kỹ lưỡng chức năng, hoạt động các các trang tin, tránh để lẫn lộn chức năng giữa trang tin và tờ báo. Ông Sơn cho hay: “Vừa rồi đã có một số tờ báo điện tử đã làm chuyện này rất căng, tình hình sau đó có dịu đi một chút nhưng theo phản ánh của lãnh đạo những tờ báo đó, giờ tình trạng này lại tái diễn và dường như còn trầm trọng hơn”.

Cũng liên quan đến nội dung trên, một vị TBT của một báo lớn cũng tỏ ra vô cùng bức xúc. Ông cho rằng, những hành vi của 24h và nhiều trang tin khác giống như một kẻ đi ăn cắp. “Kẻ đi ăn cắp nếu bị phát hiện thì ta phải tố giác với cơ quan công an. Nếu như 24h và các trang tin vẫn tái diễn kiểu làm việc như cũ, chắc chắn chúng tôi sẽ kiện, đó là điều đương nhiên”, vị TBT quả quyết.

Trước đó, trang 24h bị nhiều Tổng Biên tập các tờ báo lên án mạnh mẽ vì đã dùng đủ các thủ thuật xào xáo, ăn cắp trái phép thông tin không chỉ gây hiểu nhầm cho độc giả mà còn tạo ra sự phẫn nộ trong làng báo.

Các báo có thể đồng loạt khởi kiện 24h ra tòa

Sau khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ về việc trang web 24h ăn cắp thông tin, làm giàu trên công sức lao động của những người làm báo, giới luật gia cũng vào cuộc ủng hộ. Nhiều luật sư đã bày tỏ ý kiến về những việc làm "ngược" của 24h và khẳng định sẽ ủng hộ nếu các báo đồng loạt khởi kiện ra tòa.

Nhận định về khả năng này, tờ PertroTimes dẫn lời giới luật sư, trong đó Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc Hãng luật Giải Phóng cho rằng: 24h đã vi phạm nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử, sử dụng dịch vụ Internet. Trong đó vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ là rõ nhất.

Nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử có quy định, việc thiết lập trang thông tin điện tử, việc cung cấp, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về báo chí, pháp luật về xuất bản, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bản quyền, pháp luật về quảng cáo và các quy định quản lý thông tin điện tử khác.

Trong đó, 24h đã không đảm bảo tất cả các nguồn tin đăng trên 24h là hợp pháp. Để được cấp phép, 24h chỉ cần các văn bản chấp thuận của các tổ chức cung cấp tin, cụ thể là các tờ báo điện tử. Nhưng trên thực tế thì họ lấy tin vô tội vạ của tất cả các tờ báo.

Vì vậy, các cơ quan quản lý chuyên ngành cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra hoạt động của các trang mạng thông tin kiểu như 24h.

Tờ này cũng dẫn lời Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM: Hành vi sao chép tác phẩm của người khác mà 24h đang làm là hành vi vi phạm pháp luật và cần phải bị xử lý triệt để.

Theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 47/2009/NĐ – CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet.

Còn nữa...

Theo Hoàng Mai
Giáo dục Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG