> Nước mắt lại chảy dài bên dòng Sêrêpok
> Nhóm học sinh chết đuối khi chụp ảnh lưu niệm
Các lớp dạy bơi tại NVH TTN luôn đông đúc . |
Sau vụ 4 học sinh lớp 6A, Trường THCS Hồ Tùng Mậu (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) bị đuối nước, một số phụ huynh đau xót phản ánh với báo Tiền Phong rằng, sáng 14/5/2013, theo thời khóa biểu thì con họ học môn Sử do thầy Phạm Xuân Hoạt dạy.
Tuy nhiên, thầy bận đi rẫy bỏ trống tiết, hiệu trưởng bận họp, 1 hiệu phó đi chữa bệnh, hiệu phó trực cũng không đến trường nên các cháu mới rủ nhau ra hồ thủy điện Sêrêpôk 4 chơi, dẫn đến thảm họa chết chìm cả nhóm.
Qua điện thoại, cô Nguyễn Thị Xuân- Hiệu trưởng trường THCS Hồ Tùng Mậu bảo: Tôi bận họp, nếu nghe phụ huynh nói thế thì cứ tìm thầy Hoạt mà hỏi. Chúng tôi liên lạc với thầy Hoạt, thầy trả lời: Toàn bộ chương trình môn Sử cả năm học tôi đã dạy hết, đã báo lại với nhà trường là tôi không lên lớp nữa. Quản lý học sinh thế nào do ban giám hiệu, không phải do tôi!
Tai nạn này, âu cũng là dịp để ngành giáo dục rà soát lại cách thức tổ chức sinh hoạt cho học sinh sau mỗi kỳ thi học kỳ.
Trả lời phỏng vấn một tờ báo ra ngày 15/5, ông giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Đắk Lắk khẳng định: Chương trình dạy bơi trong trường học tại Đắk Lắk thực tế chưa triển khai. Hiện Đắk Lắk chưa có trường học nào có hồ bơi!
Thực tế, dù ngành Giáo dục chưa chính thức triển khai dạy bơi trong trường học, nhưng từ tháng 2/2012, giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột, cách Sở GD & ĐT Đắk Lắk chỉ khoảng 1km, đã có 1 trường tư thục chính thức mở các lớp dạy bơi cho học sinh tiểu học trên hồ bơi do trường tự xây. Đây cũng là trường học duy nhất trên cả khu vực Tây Nguyên đến nay có hồ bơi và dạy bơi.
Nô đùa dưới sông, một nữ sinh chết đuối Nữ sinh Hoàng Trương Kim Hiền, lớp 11A2, Trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP.Rạch Giá, Kiên Giang) đã bị tử vong khi đang tắm sông cùng với nhóm 12 bạn nam nữ trong lớp. Sự việc xảy ra vào khoảng 15h30 phút ngày 16/5, tại khu vực cầu số 2, xã Mỹ Lâm, Hòn Đất. |
Chiều ngày 16/5/2013, bên bể bơi của trường Tiểu học Quốc tế TP Buôn Ma Thuột, thầy Nguyễn Xuân Hào dạy các môn thể thao cho trường cho biết, hiện trường có khoảng 40 học sinh bơi thành thạo các kiểu trên tổng số hơn 60 em đang học bơi.
Ngoài lịch dạy học sinh với tần suất 1 tiết / tuần/ lớp, thầy còn chiêu sinh dạy bơi trong mùa hè, bắt đầu dạy từ tháng 6 tại hồ bơi Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi. Lịch học 1 tuần 3 buổi, mỗi buổi 1 tiếng. Với khóa 3 tháng, nếu học viên nào học chăm chỉ mà đến cuối khóa vẫn không biết bơi thầy sẽ… trả lại tiền .
Chị Bùi Thị Ngọc Trâm, Phó phòng Nghiệp vụ & Bồi dưỡng năng khiếu của Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh (nơi đầu tiên trên Tây Nguyên có hồ bơi đạt chuẩn quốc gia chính thức hoạt động từ năm 2001) cho biết: Trong vài năm gần đây, bình quân mỗi hè Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh (NVH) tổ chức được 16 lớp học bơi đại trà cho thanh thiếu nhi, mỗi lớp từ 35 học viên trở lên. Ngoài ra, NVH còn mở các lớp dạy bơi liên kết với một số trường trên địa bàn thành phố, và bán vé vào hồ bơi giá 10-15 nghìn/lượt cho thanh thiếu nhi có nhu cầu.
Xã Ea Kly huyện Krông Pắk trở thành tấm gương đáng học cho nhiều huyện xã khác, khi chủ động huy động nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn hơn 2 tỷ đồng, xây cho thanh thiếu nhi xã nhà một bể bơi đẹp đẽ, cử giáo viên dạy bơi, giao cho tổ chức Đoàn đồng quản lý. Từ đầu hè 2013, mỗi ngày bể bơi Ea Kly đã đón bình quân 600 lượt khách bơi.
Ngoài hàng chục hồ bơi do tư nhân kinh doanh, tỉnh Đắk Lắk còn có điểm hẹn thú vị mùa hè là Công viên nước. Công trình xây bằng ngân sách, vốn đầu tư ban đầu trên 13 tỷ đồng khánh thành từ năm 2003.